Châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục. Tuy nhiên, châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

 

Tăng trưởng nhu cầu sử dụng nông sản và lương thực của khu vực và thế giới đòi hỏi sự gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang tác động ngày một rõ nét và gia tăng rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và an ninh lương thực nói riêng.

Những vấn đề trên là chủ đề nóng được bàn thảo tại Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á lần thứ 7, được khai mạc sáng 13/10, tại Hà Nội.

Hội nghị do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) phối hợp tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, nhà vận động phát triển và hoạch định chính sách, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Với chủ đề: “Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai”, hội nghị tập trung thảo luận về các vấn đề như: Nông nghiệp châu Á trong phát triển, biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững, tăng cường an ninh lương thực ở châu Á, phát triển nông thôn và đô thị hóa ở châu Á, đầu tư vào nông nghiệp và giảm đói nghèo…

Ông Choe Yangboo - Chủ tịch ASAE cho biết: Đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng tại các nước đang phát triển ở châu Á, theo đó thách thức về an ninh lương lực đang là vấn đề “nóng” của các quốc gia khu vực. Do đó, các quốc gia cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất lương thực, chất lượng sản phẩm; cùng với đó là duy trì đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa, để phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cũng nhận đình: Tăng trưởng kinh tế cao một mặt giúp cư dân thành thị cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống, kéo theo nhu cầu tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng lương thực và nông sản, thực phẩm, khẩu vị, yêu cầu dinh dưỡng, vệ sinh… Mặt khác, tăng trưởng nhanh sẽ làm rộng khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, đô thị hóa nhanh chóng, cũng như tiềm ẩn sự bất ổn. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu nghiên cứu mới về kinh tế và đổi mới chiến lược phát triển nông nghiệp trong kỷ nguyên mới.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng cùng nhau trao đổi về các học thuyết phát triển, phân tích tiến trình nghiên cứu và ban hành các chính sách, đánh giá tác động của chính sách đến nông thôn, nông dân. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng sẽ giới thiệu và thảo luận về các mẫu hình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khu vực, chia sẻ bài học kinh nghiệm thúc đẩy phát triển tư duy và sáng kiến trong nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn khu vực Châu Á.

Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày 15/10.

 

                                            Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục