Trước đề xuất xin phép thu phí trên đại lộ Thăng Long của Bộ Giao thông Vận tải để bổ sung nguồn vốn của nhà nước đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng "chưa phù hợp".

 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đại lộ Thăng Long được đầu tư trên 7.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương khoảng 1.840 tỷ đồng còn lại gần 5.700 tỷ là vốn của Hà Nội. Hiện nay, dự án đã hoàn thành và được giao cho Hà Nội quản lý, khai thác. Do đó, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Nguyễn Văn Trung, việc Bộ Giao thông đề nghị thu phí đại lộ Thăng Long để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc do Bộ này quản lý là "chưa phù hợp".

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Trung, Bộ Giao thông cũng đang chủ trì xây dựng nghị định về quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó sẽ loại bỏ hình thức thu phí theo trạm mà sẽ thu theo đầu phương tiện, xăng xe. Do vậy, việc đầu tư xây dựng trạm và tổ chức thu phí trên đại lộ Thăng Long cần được nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện thực tế và đúng theo các quy định hiện tại về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp và trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Trước đó ngày19/10, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ đề án thu phí đại lộ Thăng Long để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc do Bộ này quản lý. Trong khi đó, Hà Nội cũng vừa yêu cầu các sở ngành góp ý kiến về việc thu phí đại lộ Thăng Long. Thành phố cũng đang xem xét thành lập trung tâm quản lý đường cao tốc.

Đại lộ Thăng Long được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc rộng 140 m, gồm 2 làn xe cao tốc và 2 làn đường gom nối từ ngã tư Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến đến ngã ba Láng - Hòa - Lạc. Đây là tuyến huyết mạch phía tây nam thủ đô.

Giai đoạn đầu tuyến đường được xây dựng bằng hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), sau này do thiếu vốn, phải huy động thêm ngân sách TP Hà Nội với tổng vốn hơn 6.000 tỷ đồng. Ngày 30/12/2010, tuyến đường đã được bàn giao cho Hà Nội quản lý, bảo trì.
 
 
 
 
Theo VnE

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục