Những tháng cuối năm 2011, NHNN liên tục đưa ra các biện pháp nhằm bình ổn thị trường vàng trong nước song những giải pháp ấy không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hệ quả là các doanh nghiệp thu được lợi khủng còn người dân mua vàng luôn thiệt.

Không đạt được khoảng cách thích hợp

Trước khi ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành thông tư số 32/2011 ngày 6.10.2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 11/2011, giá vàng trong nước luôn cao hơn so với thế giới từ 3 – 4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau khi thông tư 32 được ban hành, giá vàng trong nước đột ngột giảm mạnh.

Cụ thể hôm 7.10, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới được thu hẹp xuống còn 700 nghìn đồng/lượng. Có thể nói đây là bước đột phá lớn của NHNN trong việc bình ổn thị trường vàng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đang dần đạt được tới khoảng cách thích hợp 400 – 500 nghìn như mong đợi.

Tuy nhiên, chỉ sau đó vài ngày, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lại được nâng dần lên. Ngày 9.11, giá vàng khoảng cách này là 900 nghìn đồng/lượng, ngày 10.11 là 1 triệu đồng…. Và tính đến ngày hôm nay, giá vàng trong nước lại bỏ xa giá vàng thế giới tới gần 3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới bởi cứ mỗi lần giá vàng thế giới giảm mạnh thì giá vàng trong nước lại giảm nhẹ hoặc đứng im. Ngược lại, khi giá vàng thế giới tăng nhẹ thì giá vàng trong nước lại tăng mạnh hơn rất nhiều. Chính vì lẽ đó, khoảng cách giữa giá vàng trong nước ngày càng được nới rộng thêm. Như vậy có thể nói, giải pháp nhằm bình ổn thị trường vàng mà NHNN đưa ra chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn.

Dân đổ xô đi mua vàng, doanh nghiệp được lợi cao. Ảnh: Hồng Mây.
Dân đổ xô đi mua vàng, doanh nghiệp được lợi cao. Ảnh: Hồng Mây.

Thị trường vàng “loạn”, doanh nghiệp được lợi

Có thể nói, giải pháp nhằm bình ổn thị trường vàng qua thông tư 32 của NHNN đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều đáng nói ở đây là, các giải pháp bình ổn dường như chỉ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp mua vàng thế giới giá thấp nhưng lại bán vàng ở mức cao hơn thế giới tới vài triệu đồng/lượng.

Trong ngày hôm nay 26.11, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn được niêm yết ở mức 43,52 – 43,10 triệu đồng/lượng ( bán ra – mua vào). Trong khi đó, theo cập nhật của Kitco, giá vàng thế giới đang được niêm yết ở mức 1601,9 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng trong sáng nay, giá vàng thế giới tương đương khoảng 41,00 triệu đồng/lượng. Như vậy có thể thấy giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới gần 2,6 triệu đồng/lượng.

Thêm vào đó, ngày 26.11, Thống đốc NHNN tuyên bố tại Quốc hội thương hiệu vàng SJC trở thành thương hiệu vàng của NHNN càng khiến cho thị trường vàng rơi vào cảnh loạn giá. Giá vàng phi SJC trong thời gian gần đây luôn được niêm yết ở mức thấp hơn SJC từ vài trăm tới hơn triệu đồng/lượng. Cụ thể, thương hiệu vàng Vàng Rồng Thăng Long niêm yết thấp hơn SJC 980 nghìn đồng/lượng ở mức 42,55 – 42,20 triệu đồng/lượng. Các thương hiệu vàng khác cũng trong cảnh tương tự.

Bên cạnh đó, từ khi SJC được tuyên bố trở thành thương hiệu vàng của NHNN, những người dân trước kia lỡ mua thương hiệu vàng phi SJC để cất giữ bị lỗ rất nhiều. Bởi vì họ bị các doanh nghiệp mua lại với giá khá thấp hoặc khi muốn đổi sang thương hiệu vàng SJC, họ phải các thêm từ vài triệu đồng/lượng mới được đổi sang vàng SJC.

Thêm vào đó, khi giá vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng trong nước lại đồng loạt “nhìn nhau” để niêm yết giá để thu lợi cho mình. Vào ngày 17.12, dù giá vàng trong nước giảm mạnh gần 500 nghìn đồng/lượng nhưng giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng. Và cũng trong mấy ngày này, người dân đổ xô đi mua càng khiến doanh nghiệp thu lợi khổng lồ. Đặc biệt là các đại gia của thị trường vàng.

Như vậy có thể thấy, năm 2011 là năm đầy biến động của thị trường vàng trong nước.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục