Từng bao tải lớn nội tạng động vật được gửi thẳng theo các xe hoặc theo đường tàu về khắp các vùng miền cả nước.

 

Rời tổng kho Lũng Vài (Trung Quốc) lúc đã quá trưa, theo con đường mòn cách kho chứa không xa, chúng tôi xuôi về khu vực Đồng Đăng (Lạng Sơn) - “cửa ngõ” đón hàng lậu, thịt bẩn từ Trung Quốc tuồn sang.

Giữa đỉnh đồi, trên một bãi đất rộng, hàng chục cửu vạn ngồi vạ vật chờ thông đường. Ghé vào một quán nước tạm dựng lên giữa bãi, anh A. cho hay: "Tụi nó chờ “chim lợn” (người cảnh giới – PV) báo thông đường là là lập tức ồ ạt xuống lấy hàng đưa về đấy mà. Đường này chỉ có nội tạng thôi. Hàng chất, chờ sẵn bên kia rồi".

Ngay khi vào kho, nội tạng sẽ được sang bao, chuẩn bị đưa ra các xe gắn máy tập kết về Lạng Sơn


Trăm ngả tuồn hàng bẩn

Vốn là dân làm hàng lâu năm, đánh mắt về phía người đàn ông ngồi trên mỏm đá, tay lăm lăm bộ đàm, anh bạn ghé sát tai tôi cho hay: “Đó là “chim lợn” đang canh đường, thấy chú lạ nên nó đang chú ý đấy, đừng hỏi chuyện gì nhé”. Gần mười năm trong nghề làm hàng lậu và cũng từng ấy năm “gắn bó” với nội tạng, A. cho biết đã kiếm được bộn tiền. “Nếu tự mình làm, lãi lớn hơn. Còn lấy qua mấy đầu bên mình cũng có lãi nhưng không được nhiều. Nhưng không phải ai cũng đi riêng được. Chú tính, mình cứ mua 45.000/kg nầm heo, về bán 130.000/kg, còn gì lãi bằng”, A. khoe.

Để kiểm soát, hạn chế lượng hàng lậu về Việt Nam, nhiều đợt, lực lượng chức năng chặn hết các đường. Tuy nhiên như A. khẳng định: “Có cấm hay chốt chặn càng nhiều vẫn có cách lách qua biên giới để đánh hàng về. Càng đóng biên, hàng đi về lại càng nhiều, lãi lại cao”.

Qua biên giới trót lọt, chúng tôi đến nhà một đầu nậu tên M. nằm sát mép bãi Gianh mà như anh A. cho biết là có số má trong giới đánh hàng nội tạng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam. “Bà béo là bà M. đó, hàng thì không nằm ở đây, mà tập kết cách đây hơn hai cây số. Bà ấy ngồi đây chờ hàng về để giao cho thương lái”, A. tỏ ra rành rẽ. Thấy người quen, bà M. đon đả: “Cứ ngồi uống nước đi. Chừng nửa tiếng hàng về. Lúc đấy mấy chú mặc sức xem hàng, bao nhiêu chị cũng có. Hàng kho chị là đẹp nhất ở đây đấy”.

Sẵn còn hai túi tràng lợn trong nhà, bà M. lôi ra tiếp thị: “Chú thấy đấy, hàng của chị còn trắng nguyên. Bảo quản tốt, chú lấy nhiều chị chuyển thẳng theo xe về cho. Nếu ở Hà Nội thì chị gửi theo tàu về ga Gia Lâm. Khách của chị nhiều người còn tận trong Sài Gòn cơ”.

Sau cú điện thoại, bà M. vồn vã thúc: “Nầm với tràng về rồi đấy, chú đi cùng chị lên kho xem hàng luôn”. Ngược qua ga Đồng Đăng, chúng tôi xuôi đường Tân Thanh. Qua một cây cầu, rẽ trái vào một ngôi nhà nhỏ chừng 30 m2 nằm ngay mép đường. Trong không gian mờ mờ, tôi vẫn kịp nhận ra những vũng nhầy nhầy còn vương lại của những lô hàng trước trên mặt đất. Cánh cửa hé mở, hai cửu vạn nữ mồ hôi nhễ nhãi đặt bịch 4 bao nội tạng vào kho.

Càng về tối muộn, hàng tập kết về càng nhiều. Nầm lợn được đóng lạnh thành bánh, vuông vức, gói trọn trong các bao tải chừng 60kg. Tràng được đựng trong những bao gai hai lớp, buộc kín đầu. Ngay khi hàng cập kho, đội xe máy đã chờ sẵn để chuyển về các điểm tập kết tại nằm rải rác tại trong TP. Lạng Sơn.

Đường tàu hỏa: rẻ, an toàn

Không như các mặt hàng khác phải qua hàng loạt kho trung chuyển, riêng hàng nội tạng, ngay khi cập các kho giáp biên, chúng được xe máy chở men theo các con đường mòn, chuyển thẳng về các kho chứa tại Lạng Sơn. Từ đây, từng bao tải hàng lớn được gửi thẳng theo các xe hoặc theo đường tàu về khắp các vùng miền cả nước.

Với khách lấy nhiều, cung cấp cho các điểm tiêu thụ khổng lồ tại các thành phố lớn, nội tạng thường được gửi về theo đường tàu hỏa đến Gia Lâm (Hà Nội). Từ đây hàng được phân phối rộng theo các kênh khác nhau.

Chiều ngày hôm sau, chúng tôi có mặt tại ga Lạng Sơn, đi dọc xuống khoang cuối con tàu. Chỉ vào một khoang chứa đầy những thùng hàng, túi hàng đã được xếp ngay ngắn. Anh A. cho hay: "Từ đây, nội tạng sẽ được chuyển về đến ga Gia Lâm, các đầu mối sẽ đánh xe ra lấy hàng, sau đó phân phối tới các quán ăn lớn nhỏ tại địa bàn. Khách tại các tỉnh có đường sắt chạy qua, đến Gia Lâm, bọn anh chuyển tàu, gửi về tận nơi. Thậm chí nhiều khách trong TP.HCM đặng hàng, bọn anh cũng gửi vào theo đường tàu. Hàng theo đường tàu vừa an toàn lại rẻ", anh A. cho biết thêm.

Với dân đánh hàng nội tạng, các ga tàu tuyến Lạng Sơn - Hà Nội chạy qua là một điểm giao hàng lý tưởng. Bởi một túi hàng chừng 50kg, giá cước chỉ chưa đầy 100.000 đồng. Nhiều vùng không có đường ray, đến Hà Nội, hàng được đóng lên các xe chuyển về tận nơi, tuy giá có vọt thêm đôi chút.
Bằng nhiều chiêu thức, hằng ngày, dân buôn lậu có thể tuồn về Việt Nam hàng chục đến hàng trăm tấn nội tạng bẩn không rõ nguồn gốc, sau đó đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành, bất chấp các lực lượng chức năng ra sức ngăn chặn…

 

                                                                    Theo DatViet

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục