(HBĐT) - Cử tri huyện Đà Bắc: Đề nghị tỉnh có cơ chế tạo nguồn kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển nghề nuôi thủy sản với các giống cá có giá trị kinh tế cao như: cá chiên, cá quất, cá anh vũ, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của một số xã ven vùng hồ sông Đà.

 

Trả lời: Nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã và đang phát triển mạnh, hàng năm  có trên 1.000 lồng, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá: trắm cỏ, rô phi, chim trắng, trê lai và một số ít hộ nuôi cá lăng (quất), cá chiên. Đa số các mô hình nuôi cá đều có phương thức nuôi là tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, chăn nuôi nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. 

Nhằm phát triển nghề nuôi cá trên vùng hồ sông Đà, những năm qua, tỉnh đã bố trí nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ nghề nuôi cá vùng hồ như: Chương trình khuyến ngư quốc gia, Dự án 472 và vốn chương trình khoa học của tỉnh với khoảng 600 - 800 triệu đồng/năm để xây dựng, triển khai nhiều mô hình về nuôi cá lồng. Tiêu biểu như năm 2010 đã triển khai đề tài “Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng bằng thức ăn công nghiệp” tại xã Hiền Lương - huyện Đà Bắc, đã cho năng suất trên 25kg/m3. Năm 2011, Dự án 472 đã xây dựng mô hình nuôi cá chiên tại xã Hiền Lương với quy mô 40 m3. Trong quá trình triển khai các mô hình, dự án đều tổ chức tập huấn kỹ thuật về quy trình nuôi, chăm sóc, quản lý và quy trình phòng trị bệnh tổng hợp cho nông dân, ngư dân, trung bình 200 - 300 triệu đồng/10 lớp/năm. Từ đó, sản lượng thủy sản từ các mô hình, dự án hàng năm thu được khoảng 100 - 300 tấn cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

Phát huy lợi thế tiềm năng mặt nước, điều kiện sinh thái của lòng hồ thủy điện sông Đà, để phát triển nghề nuôi thủy sản với các giống loài có giá trị kinh tế cao như: cá chiên, cá lăng (quất), cá anh vũ, UBND tỉnh giao cho UBND các huyện có diện tích mặt nước ven hồ Hòa Bình lập kế hoạch, dự án cụ thể trình các ngành chức năng để đề xuất các nguồn vốn đầu tư như: nguồn vốn chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất 472, vốn từ chương trình KN-KN quốc gia, vốn vay ưu đãi các Ngân hàng CS-XH tỉnh, giao Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách để các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực này, đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương xây dựng các mô hình trình diễn về nuôi thủy sản.

 

                       

 

                                                                  Đ.P (TH)

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục