Sau một thời gian dài được xây dựng, dự thảo quy định yêu cầu hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng (NH) đến nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Khả năng hấp thụ của các ngân hàng trong nước với các quy định này được coi là thách thức hiện thực hoá yêu cầu trên đây.

 

Siết chặt quản lý rủi ro

Với sự hỗ trợ của GIZ (đại diện Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế của Chính phủ Đức), dự thảo thông tư quy định về yêu cầu đối với hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động NH thực tế được NHNN hoàn thiện và chính thức công bố, lấy ý kiến rộng rãi từ giữa tháng 3.2011. Vào thời điểm đó, có nhiều dự báo được đưa ra về khả năng dự thảo trên đây sớm được chỉnh sửa hoàn thiện cũng như các quy định của nó nhanh chóng được đưa vào áp dụng trong thực tế.

Sở dĩ như vậy là bởi theo ông Hoàng Đình Thắng - Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NH, sự cần thiết của việc ban hành thông tư này là thực hiện theo những quy định của Luật NHNN năm 2010 (kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và NH với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát NH) và Luật các TCTD năm 2010 trong đó TCTD phải ban hành quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của mình.

Ngoài các yêu cầu xuất phát từ Luật NHNN và Luật các TCTD, thực tế dựa trên những điều chỉnh của Ủy ban Giám sát NH (Basel) vào 25 nguyên tắc giám sát hiệu quả cũng như những quy định mới về năng lực quản trị rủi ro, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định định tính đưa ra các yêu cầu về quản lý rủi ro. Hơn nữa, kết quả đánh giá chất lượng quản lý rủi ro sẽ là cơ sở quan trọng để xếp hạng TCTD. Trong khi đó tại VN, theo Cơ quan Thanh tra giám sát NH, kết quả thanh tra tại chỗ cũng cho thấy trong hoạt động NH, phần lớn các tổn thất xuất phát từ nguyên nhân thiếu mức độ đầy đủ của quản lý rủi ro, có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát rủi ro. Bên cạnh đó có sự thiếu hụt các phương pháp và cơ chế nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro cũng như cơ chế báo cáo thiếu hiệu quả.

Ảnh: Giang Huy.
Ảnh: Giang Huy.

Ngân hàng lo ngại?

Sau một thời gian dài dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, ông Hoàng Đình Thắng chia sẻ, cơ quan này đến nay nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía các ngân hàng và điều này cho thấy mức độ quan tâm đối với các quy định trong dự thảo này. “Trong đó cũng có nhiều NH tỏ ra lo lắng và đề nghị kéo dài thời gian thực hiện” – ông Hoàng Đình Thắng trao đổi. Khả năng đáp ứng và thực hiện đồng loạt của hệ thống NH đối với các quy định cụ thể của dự thảo nói trên trong trường hợp thông tư có hiệu lực dễ hiểu vẫn là điều còn quan ngại.

Cho đến nay, mới có duy nhất một NH công bố thực hiện thành công dự án yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro nhằm đáp ứng dự thảo thông tư trên đây của. Tuy nhiên để thực hiện thành công dự án này, theo Giám đốc khối Quản lý rủi ro Maritime Bank - ông Oliver Schwarzhaupt, NH phải cần tới 6 tháng. Chưa kể để đảm bảo các yêu cầu tối thiểu được nêu trong dự thảo của NHNN vốn tập trung vào các yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, nhà băng trên phải xây dựng các chính sách, quy trình và công cụ cụ thể cho hai loại rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động cũng như cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế của Hãng McKinsey.

Trong báo cáo trước NHNN, MartimeBank cho hay, yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro của NH này bao quát toàn bộ những nội dung của quản lý rủi ro như khung, chiến lược, quy trình/chính sách và báo cáo rủi ro. Dự án cũng tăng cường cấu trúc quản trị NH bao gồm trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao, cấu trúc các ủy ban liên quan về quản lý rủi ro cũng như nâng cao chất lượng của hệ thống báo cáo cho các loại rủi ro theo tần suất ngày, tháng, quý và năm. Đi kèm dự án này, các hoạt động quản lý rủi ro tại NH được hệ thống Kondor+ hỗ trợ để thiết lập và giám sát các hạn mức khác nhau. Phần mềm giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động phát sinh từ công việc thủ công bằng việc tự động kiểm soát các hạn mức, trạng thái online, tính toán lãi lỗ tạm tính và tự động quản lý dòng tiền.

Hệ thống quản lý rủi ro này, theo ông Hoàng Đình Thắng, có thể sẽ tiếp tục hoàn thiện và ngăn ngừa được tối đa những rủi ro không lường trước. Song đó là với một NH thuộc nhóm 12 NH lớn nhất VN, chi phối tới 85% thị phần trong toàn hệ thống. Khả năng đáp ứng của số đông các NH quy mô nhỏ còn lại với các yêu cầu tối thiểu trên trong trường hợp thông tư chính thức có hiệu lực lại là một câu chuyện khác.

 

                                                Theo LaoDong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục