Công ty CP Khoáng sản Hòa Bình đầu tư trên 20 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất nghiền đá Thạch Anh, phục vụ cho xây dựng các nhà máy luyện thép trong và ngoài nước.

Công ty CP Khoáng sản Hòa Bình đầu tư trên 20 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất nghiền đá Thạch Anh, phục vụ cho xây dựng các nhà máy luyện thép trong và ngoài nước.

(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, huyện Lương Sơn đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, khuyến khích ưu đãi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển CN -TTCN. Kết quả thực tiễn đã cho thấy, CN-TTCN Lương Sơn đã và đang tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ cả chất và lượng.

 

Đến nay, toàn huyện có 849 cơ sở sản xuất CN -TTCN. Nhờ đó, trong năm 2011, giá trị sản xuất CN -TTCN toàn huyện Lương Sơn đạt trên 1.000 tỷ đồng. Còn theo Chi cục Thuế huyện Lương Sơn, chỉ riêng 300 doanh nghiệp do huyện quản lý, trong đó đa số hoạt động trong lĩnh vực CN -TTCN đã đóng góp đáng kể vào thu ngân sách Nhà nước năm 2011 của huyện đạt khoảng 120 tỷ đồng, đứng đầu cả tỉnh về thu ngân sách. 

Trong thời điểm hiện nay, nói về CN -TTCN của Lương Sơn có lẽ điểm nhấn chính là KCN Lương Sơn với quy mô 230 ha, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng do Công ty CP Bất động sản An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. KCN Lương Sơn được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại nên có nhiều công ty lớn trong và ngoài nước tìm đến, đặc biệt các dự án có 100% vốn FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, Hồng Kông... Điển hình như cuối năm 2010, Tập đoàn Almine Co.Ltd (Nhật Bản) đầu tư tại KCN Lương Sơn dự án sản xuất linh kiện điện tử trị giá 36 triệu USD. Đây là dự án có tổng số vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh, các dự án FDI còn lại đều có vốn đăng ký từ 15 - 25 triệu USD.

KCN Lương Sơn hiện đã có trên 20 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký trên 96 triệu USD và gần 1.000 tỷ đồng, nhiều dự án đã đi vào SX -KD, thu hút hàng nghìn lao động địa phương. Một trong số đó là dự án gạch nhẹ Phúc Sơn tổng mức đầu tư 90, 4 tỷ đồng, công suất, quy mô 150.000 m3 sản phẩm / năm, tương đương với 80 triệu viên gạch nung tiêu chuẩn đã chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm được nhiều đối tác ký hợp đồng tiêu thụ.  

Ngoài ra, trên trục đường Hồ Chí Minh đi qua huyện Lương Sơn, nhiều dự án cũng được các nhà đầu tư xây dựng như: dự án xi măng Trung Sơn công suất 1, 2 triệu tấn sản phẩm/năm; dự án Nhà máy xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker /ngày, đem lại giá trị SXCN hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trong năm, một loạt các đơn vị sản xuất VLXD mới đi vào hoạt động trên địa bàn huyện, như: Công ty TNHH BMC, Công ty TNHH một thành viên Minh Thành, Công ty TNHH một thành viên Đại Hưng, Công ty CP Khoáng sản Lương Sơn, Công ty dầu nhớt Valeno... Mới đây, dù kinh tế trong tình trạng khó khăn chung của cả nước nhưng Công ty CP Khoáng sản Hòa Bình đã khánh thành Nhà máy chế biến và kho chứa đá quazt - đá thạch anh tại xã Thành Lập, trên diện tích hơn 5.000 m2 với tổng mức đầu tư dây chuyền sản xuất trên 20 tỷ đồng. Sản phẩm của nhà máy phục vụ cho xây dựng các nhà máy luyện thép trong và ngoài nước.  

ông  Nguyễn Quốc Thảo, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết, để có được kết quả như vậy trong nhiều năm, Lương Sơn đã tập trung khuyến khích mọi thành phần kinh tế và cá nhân tham gia đầu tư sản xuất CN -TTCN, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Đồng thời, huy động nhiều nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư sản xuất, hình thành các khu, cụm công nghiệp mới. Theo đó, nhiều cơ sở công nghiệp lớn được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện, đi vào hoạt động đã tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ sản xuất, đời sống và giải quyết việc làm như xi măng, gạch tuy nen, khai thác đá...

Hiện tại, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng chính là 2 ngành công nghiệp thể hiện thế mạnh của huyện. Sản phẩm CN -TTCN khá đa dạng, phong phú, tiêu thụ tốt, đặc biệt là các nhóm hàng sản xuất VLXD như: đá xây dựng các loại, xi măng, gạch... Tiếp theo là ngành chế biến thức ăn gia súc, sản xuất chè có chiều hướng phát triển. Các mặt hàng chè trong thời gian gần đây được đầu tư phát triển. ắc quy, nguồn viễn thông, cháo sen... cũng đang tạo ra giá trị sản suất công nghiệp cho huyện ngày càng tăng cao. Đối với các mặt hàng sản xuất TTCN như: mây, song đan, móc vòng, dệt len, tranh thêu, chổi chít, gỗ lũa... đã và đang được trú trọng đầu tư, phát triển theo đúng hướng tiếp cận với thị trường xuất khẩu.  

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Thảo, trong thời gian tới, Lương Sơn sẽ tiếp tục có các chính sách khuyến khích, ưu đãi nhà đầu tư trong và ngoài nước; phát triển các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động CN -TTCN trên địa bàn; quan tâm và tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hình thành môi trường thân thiện với các nhà đầu tư, lấy lợi ích doanh nghiệp làm trọng tâm. Đồng thời, tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ của các phòng, ban nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý Nhà nước và hoạt động CN -TTCN trên địa bàn.

 

                                                                       Hồng Trung

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục