Nhờ hỗ trợ của dự án Jica, HTX Chiềng Châu (Mai Châu) đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm dệt.

Nhờ hỗ trợ của dự án Jica, HTX Chiềng Châu (Mai Châu) đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm dệt.

(HBĐT) - Trong những năm qua, dự án Jica đã đầu tư trên 1,5 tỷ đồng vào mô hình dệt thổ cẩm Chiềng Châu và chế biến chè xã Pà Cò (Mai Châu). Mặc dù nguồn kinh phí chưa nhiều nhưng kết quả đạt được khá ấn tượng. Theo BQL dự án ngành nghề nông thôn tỉnh đánh giá, việc đầu tư hỗ trợ của dự án Jica vừa qua đã đạt hiệu quả khá thiết thực.

 

Dự án Jica đầu tư vào mô hình dệt thổ cẩm HTX Chiềng Châu và Chi nhánh chè Pà Cò (Mai Châu) thuộc Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền được triển khai trên thực tế từ năm 2010 - 2011. Đối với HTX Chiềng Châu có 35 xã viên, trước khi được dự án Jica hỗ trợ, HTX gặp nhiều khó khăn về con người cũng như vật chất. Hơn nữa, nguồn vốn của HTX chưa đủ mạnh để đầu tư sản xuất nên các sản phẩm còn manh mún và không có thương hiệu cũng như điều kiện quảng bá sản phẩm. Từ khi dự án Jica đầu tư hỗ trợ, hoạt động của HTX Chiềng Châu đã thay đổi rõ rệt. Tính đến hết năm 2011, dự án Jica đã đầu tư hỗ trợ kinh phí cho thực hiện mô hình HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu) với tổng kinh phí lên đến trên 809 triệu đồng. Trong đó, năm 2009 trên 445 triệu đồng, năm 2010 và năm 2011 hỗ trợ trên 346 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí đó, dự án Jica đã thực hiện cải tạo nhà xưởng, cung cấp 10 máy khâu, 2 máy vắt sổ, 2 khung dệt... Ngoài ra, dự án Jica còn tổ chức 7 lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại tại các hội chợ trong và ngoài nước, đồng thời, xây dựng lôgô cho sản phẩm của HTX Chiềng Châu. Đối với mô hình chế biến chè cho xã Pà Cò đã được dự án Jica hỗ trợ với tổng kinh phí lên đến 735 triệu đồng trong năm 2011. Theo đó, BQL ngành nghề nông thôn tỉnh cùng với Cục Chế biến và dự án Jica đã tổ chức cho cơ sở sản xuất chè shan tuyết Pà Cò tham quan học tập kinh nghiệm tại các cơ sở chế biến chè tại các tỉnh Lâm Đồng, Thái Nguyên, Lai Châu. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật chế biến chè, phân vi sinh tại Thái Nguyên và tại xã Pà Cò (Mai Châu) cho bà con đồng bào Mông. Cùng với nguồn hỗ trợ đó, dự án Jica còn hỗ trợ, đầu tư máy móc thiết bị cho xưởng hàng chục kệ bảo quản chè tươi, nia, máy vò chè, máy sao lăn, máy đóng gói hút chân không, bộ ổn áp, cân điện tử, máy kiểm tra độ ẩm chè và súng đo nhiệt. Ngoài ra, dự án còn triển khai tập huấn maketting tiếp cận thị trường tại huyện Kim Bôi và thành phố Hà Nội. Các thành viên xưởng chế biến chè được tham quan, học tập kinh nghiệm tại các cơ sở có thương hiệu về chế biến chè đã giúp cho Công ty có thêm nhiều kinh nghiệm để cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng chè... Theo ông Đỗ Mạnh Hòa, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền được dự án Jica hỗ trợ, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu và Chi nhánh chè Pà Cò tham gia dự án có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường thông qua các đợt tham gia hội chợ triển lãm lớn như: làng nghề, phố nghề 1000 năm Thăng Long -  Hà Nội; hội chợ làng thủ công mỹ nghệ và quà tặng tại TP Hồ Chí Minh và các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các nhà hàng, khách sạn, văn phòng Jica... Đây là cơ hội lớn cho HTX Chiềng Châu và Chi nhánh chè Pà Cò quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trao đổi, giao lưu hàng hóa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Theo Ban Quản lý ngành nghề nông thôn tỉnh, với thành công đã đạt được, đồng thời gắn mục tiêu thực hiện chương trình mỗi làng một sản phẩm, Chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã đề nghị dự án Jica, Cục Chế biến tiếp tục đầu tư kéo dài thời gian thực hiện để đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, Ban Quản lý ngành nghề nông thôn tỉnh cũng đề nghị tiếp tục thực hiện giai đoạn II của dự án cho các mô hình thí điểm và sản phẩm khác của địa phương, góp phần nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn của tỉnh.

 

 

 

                                                                                             Hồng Trung     

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục