Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam  làm chủ dây chuyền sản xuất hiện đại.

Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam làm chủ dây chuyền sản xuất hiện đại.

(HBĐT) - Trong năm 2011, mặc dù nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, CN -TTCN tỉnh ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá khoảng 22,12% so với năm trước.

 

Trong lúc nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam được nhìn nhận về thái độ làm việc nghiêm túc của đội ngũ công nhân đã nói lên phần nào những nỗ lực của DN đại diện cho cộng đồng DN nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh ta. Bình quân mỗi năm, Công ty Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam chế tạo ra hàng chục triệu sản phẩm thấu kính cung cấp cho các nhà máy lắp ráp điện tử trong nước, nước ngoài với những sản phẩm chất lượng cao. Từ nhiều năm nay, sản phẩm thấu kính của Công ty được đông đảo các bạn hàng đánh  giá khá cao về chất lượng. Trong năm 2011, nền kinh tế trong nước cũng  như thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng Công  ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R  Việt Nam vẫn đạt kim ngạch xuất nhập khẩu trên 25 triệu USD, chiếm gần  1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả tỉnh. Theo ông Nguyễn Long, quản đốc Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, sau nhiều năm đầu tư, xây dựng và phát triển, Công ty hiện có trên 500 lao động lành nghề, đa số đều là lực lượng thanh niên trong tỉnh với mức lương bình quân đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng nói, sản phẩm của Công ty hiện đã có mặt ở hầu hết các nhà máy liên quan đến thấu kính có tiếng trong và ngoài nước. 

 

 KCN Lương Sơn hiện nay đang là một trong những điểm đến hàng đầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đến tìm hiểu đầu tư vào địa bàn tỉnh ta. KCN Lương Sơn hiện đã có trên 20 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng  số vốn đăng ký xấp xỉ cả trăm triệu USD. Nhiều dự án đi vào hoạt động tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng về giá trị sản xuất CN-TTCN.  Xét về quy mô phát triển CN-TTCN, tỉnh ta hiện có 8 KCN được phê duyệt quy hoạch. Trong đó, 7 KCN được công bố quy hoạch. Tính trong năm 2011 đã có trên 40 dự án đầu tư vào KCN. Trong đó, gần 30 dự án đi vào hoạt động SX-KD, hàng chục dự án đang triển khai xây dựng cơ bản và sản xuất thử. Doanh nghiệp trong các KCN, doanh thu đạt hàng chục triệu USD, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh ta hiện có 16 cụm CN, trong đó có 9 cụm CN đã có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Theo Sở Công thương,  năm 2011, giá trị sản xuất CN-TTCN tỉnh ta đạt 3.673,5 tỷ đồng, tăng 22,12% so với cùng kỳ (tính cả Công ty thủy điện Hòa Bình, giá trị sản xuất CN năm 2011 đạt 5.377 tỷ đồng, tăng 11,7%). Xét theo thành phần kinh tế: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng trưởng cao nhất (38,9%), khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 22,6%, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 11,3%. Điều đáng mừng trong năm qua là một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có giá trị sản xuất đạt khá cao như: sản phẩm may tăng 34,6%, sản phẩm điện tử tăng 13%, thấu kính tăng 13%, nước sạch tăng 131,8%, chổi chít tăng 18,5%. Ngoài các sản phẩm đang triển khai như: ắc quy, vật liệu compeside, sơn dầu, trên địa bàn còn xuất hiện sản phẩm mới như gạch không nung có giá trị cao. Cũng trong năm, nhiều dự án sau nhiều năm đầu tư đi vào hoạt động gồm: thuỷ điện Suối Nhạp- Đà Bắc, thuỷ điện Định Cư - Lạc Sơn, các dự án chế biến lâm sản (Hapaco), xi măng Trung Sơn... Trên lĩnh vực xuất, nhập khẩu, trong năm, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 64 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu hàng hoá đạt 46 triệu USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ ; kim ngạch nhập khẩu đạt 40 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Theo ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương, năm 2012, tỉnh ta sẽ phấn đấu đẩy mạnh sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng trên 18%. Giá trị sản xuất CN tăng trên 4.368 tỷ đồng, nếu tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình phấn đấu đạt 6.373 tỷ đồng. Để đạt được kết quả đó, Sở Công thương đã đề xuất các chính sách hỗ trợ, ưu đãi để phát triển các ngành CN ưu tiên (chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng...), sản xuất sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án CN trọng điểm đi vào hoạt động như: dự án sản xuất nhôm KCN Lương Sơn, dự án KCN Lạc Thịnh  Yên Thuỷ, các dự án xi măng (Hòa Bình, X18). Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất của các dự án: nhà máy nước Phú Minh, các dự án thuỷ điện nhỏ... Tập trung quản lý và xây dựng tốt quy hoạch CN- TTCN, mạng lưới bán buôn, bán lẻ; phát triển điện lực, hệ thống kinh doanh xăng dầu, khí dầu hóa lỏng và quy hoạch chi tiết lưới điện các huyện, thành phố. Tổ chức giao ban hàng quý của ngành kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chỉ đạo, điều hành lĩnh vực công thương tại các địa phương và DN trong thực hiện dự án đầu tư, SX-KD. 

 

 

                                                                              Hồng Trung

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục