Hôm qua (5.3), các báo đưa tin Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tạm dừng việc thành lập mới các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập mới các KKT, KCN trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ.

 

Rõ ràng là, cái gì đến rồi cũng phải đến. Thời gian qua, báo chí đã có nhiều bài viết về hội chứng chạy dự án, gây nên hậu quả là hàng loạt KKT, KCN, KCX được đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách ra đời ở hầu khắp các địa phương theo kiểu “mỗi tỉnh một nhà máy đường, một trường đại học”. Cuộc tổng rà soát... sơ bộ của Bộ KHĐT trong năm 2011 cho thấy thực trạng của mô hình khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) là rất không sáng sủa, lãng phí nguồn lực lớn... Báo chí cũng phản ánh tình trạng các KCN được hình thành từ thu hồi giải tỏa đất nông nghiệp, thổ cư của người dân với số tiền của ngân sách rất lớn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, nhưng kết quả thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp yếu kém, không tương xứng. Một số nơi, hạ tầng KKT, KCN còn bị sử dụng vào những mục đích khác đưa lại lợi nhuận bất chính cho doanh nghiệp tư nhân hoặc những cá nhân có trách nhiệm quản lý, chủ đầu tư.

Vì sao một số KKTCK thuộc loại giàu tiềm năng, lợi thế nhưng vẫn ỳ ạch, không phát triển tương xứng, đủ sức dẫn dắt, hội nhập kinh tế khu vực, thế giới? Vì cùng lúc đã mở ra quá nhiều khu, nên không đủ “sữa” để nuôi nấng. Nguồn lực tài chính hạn hẹp, lại bị san sẻ ra nhiều nơi, kết cục là khu nào cũng có một chút, nhưng không có khu nào đủ hình hài, đủ mạnh để tạo ra sức hút cho đầu tư sản xuất, thương mại, du lịch. Cùng với việc phân tán nguồn lực, dĩ nhiên là sự phân tán cả về chính sách ưu đãi. Chỉ một ví dụ về chính sách mua hàng miễn thuế ở các KKTCK: Để thu hút khách du lịch đến các vùng biên giới, người ta chỉ cho mua 500.000 đồng hàng hóa/người và đó là lý do chủ yếu đẩy hàng loạt doanh nghiệp đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại ở các KKTCK vào tình cảnh phá sản. Cũng là KKTCK, nhưng chỉ khu Lao Bảo là không được thực hiện chính sách khách du lịch được mua hàng miễn thuế 300USD khi nhập cảnh Việt Nam, trong khi các khu khác lại được. Từ góc độ phân tán nguồn lực và chính sách, chỉ thị tạm dừng lập mới các KKT, KCN của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế. Nó mở ra cơ hội tập trung nguồn lực cả về tài chính và chính sách cho những KKT, KCN thực sự có tiềm năng, lợi thế.

 

                                                       Theo LaoDong

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục