Trên 80% số hộ dân của xã Phú Vinh (Tân Lạc) phải vay vốn của tư thương với lãi suất cao để trồng mía tím.

Trên 80% số hộ dân của xã Phú Vinh (Tân Lạc) phải vay vốn của tư thương với lãi suất cao để trồng mía tím.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cây mía tím được xem là cây chủ lực phát triển kinh tế tại xã Phú Vinh (Tân Lạc) đang khiến cho hàng trăm hộ nông dân như ngồi trên đống lửa vì không bán được. Hơn thế, với lãi suất vay của giới thu mua và tư thương, nhiều trường hợp lên đến gần hai trăm %/năm càng làm cho người nông dân nơi đây lo lắng.

 

Thắt lòng mía tím

 

Rẽ từ quốc lộ 6 cắt ngang qua xã Phú Cường (Tân Lạc) chừng dăm bảy km là đến Phú Vinh, một xã vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc. Trời tháng đầu tháng 3, đến 9 giờ sáng mà mây mù vẫn cứ như quấn lấy bản làng. Ngoài cánh đồng, những ngọn mía tím san sát nhau tít tắp. Năm nay, thời tiết rét kéo dài hơn mọi năm nên đa số người dân cứ quanh quẩn trong nhà, câu chuyện của mọi người hầu như đều xoay quanh về cây mía tím.

 

Theo lãnh đạo UBND xã Phú Vinh, năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cả năm của xã vào khoảng trên 1.000 ha, trong đó, cây mía đã chiếm hơn 1/3 , vào khoảng 360 ha với trên dưới 800 hộ dân tham gia trồng. Riêng cây mía tím, cả xã có khoảng 320 ha, còn lại là mía đường. Năm nay, thời tiết rét đậm kéo dài nên từ tết đến giờ, ít người đến hỏi mua mía tím. Thỉnh thoảng mới có hộ may mắn bán được một vài xe ô tô nhưng giá cũng thấp hơn so với năm trước khá nhiều.

 

Vào thời điểm này mọi năm là lúc người dân tất bật với vụ mía mới cùng các loại cây trồng khác. Nhưng năm nay, cây mía như thể thách thức người dân nơi đây. Với ngay cả anh Đinh Công Hoà, Phó Trưởng xóm Kè được đánh giá khá năng động cũng chẳng lấy gì làm khá hơn. Gia đình anh Hoà hiện có khoảng 1 ha mía tím. Từ đầu năm 2011 gia đình anh đã đầu tư hàng chục triệu đồng trồng mía đến nay vẫn chưa  bán được. Anh Hoà than thở, năm nay do trời rét kéo dài, người dân ít ăn mía nên loại cây này tiêu thụ chậm, có rất ít tư thương thu mua mía, cũng đành phải đợi thôi.

 

Hộ nghèo lao đao với vay lãi suất cao

 

Tìm hiểu kỹ hơn, một sự thật đắng lòng hơn, cây mía đối với đa số người dân Phú Vinh chính là lãi suất vay của tư thương tại địa bàn trong huyện cho đến các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương cho đến cả Phú Thọ cứ ngày một thêm chồng chất. Chị Đinh Thị Quế, xóm Ưng là một thí dụ. Đầu năm 2011, gia đình chị trồng được 3 ha mía tím. Đầu tư phải cần có vốn, cố gắng vay ngân hàng cũng chỉ được khoảng 20 triệu đồng. Với 3 ha mía, gia đình chị Quế đành vay ngoài khoảng 150 triệu đồng của những người chủ hay thu mua mía khu vực này. Lãi suất cũng tạm cho là rẻ (theo lời chị Quế) vào khoảng 4%/ tháng, tính ra một năm khoảng 48%.

 

Có điều lạ, nói đến 4%/ tháng mà chị Quế cũng coi như bình thường và có vẻ nhẹ nhàng. Thực tế vay mượn ở đây, cứ đầu năm người trồng mía ứng vốn của tư thương, cuối năm bán mía rồi trả cả gốc lẫn lãi luôn thể. Được cái chẳng phải thế chấp như ngân hàng mà năm nào, chị Quế cùng nhiều hộ khác cũng vay như vậy mà vẫn trả được nên thấy bình thường..

 

Sự thực trên có lẽ làm nhiều người giật mình nhưng với người trồng mía xã Phú Vinh, nhất là người nghèo đã tồn tại nhiều năm. Thực tế là, đầu tư 1 ha mía tím hiện nay ngót nghét cả trăm triệu đồng từ phân, giống cho đến công chăm sóc. Với những hộ nghèo, số tiền trên quả là quá lớn. Huy động của người thân, cộng đồng dân cư trong xã, của những hộ khá hơn cũng chẳng được bao nhiêu. Chị Đinh Thị Duyên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Vinh cho biết, cả xã có đến trên 80% hộ phải vay vốn của ngân hàng và tư thương để trồng mía.      

 

Trên thực tế, ở xã Phú Vinh người nào may mắn còn được vay với lãi suất  4%/ tháng để đầu tư vào trồng mía. Theo như chị Duyên, sợ nhất là những lúc cần tiền đột xuất như trả tiền thuê nhân công hay gia đình có việc vay nóng cũng phải mất 5.000 đồng/triệu/ngày là chuyện thường. Ở nhiều nơi, có thể vay nóng một vài ngày là trả được, còn ở Phú Vinh, người vay nuốn trả khoản vay lãi suất "cắt cổ" đó thì cũng phải đợi tới lúc bán được mía hoặc sản phẩm nông nghiệp khác. Với lãi suất vay 5.000 đồng/triệu/ngày, mỗi tháng người nông dân phải trả 15%, còn một năm lãi suất lên tới khoảng 180%.

 

                                                                                       Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục