Hàng trăm công nhân, lao động nữ có thu nhập ổn định từ làm nghề gia công chổi chít xuất khẩu. Trong ảnh: nữ công nhân Công ty TNHH Minh Hằng (Mông Hóa, Kỳ Sơn) làm chổi chít cho lô hàng chuẩn bị xuất xưởng.

Hàng trăm công nhân, lao động nữ có thu nhập ổn định từ làm nghề gia công chổi chít xuất khẩu. Trong ảnh: nữ công nhân Công ty TNHH Minh Hằng (Mông Hóa, Kỳ Sơn) làm chổi chít cho lô hàng chuẩn bị xuất xưởng.

(HBĐT) - Sau khi đã cấy trồng xong vụ chiêm - xuân, bà Nguyễn Thị Bìa (xóm Dụ 5, xã Mông Hóa - Kỳ Sơn) và con gái lại tranh thủ lúc nông nhàn đến xưởng sản xuất chổi chít làm thêm. Hai mẹ con bà chăm chỉ, cần mẫn mỗi ngày làm được ít nhất mỗi người 100 chiếc chổi. Như vậy, mỗi ngày trung bình 2 mẹ con bà có thêm thu nhập 200.000 đồng. Ngày làm cao có thể lên đến 250.000 đồng.

 

Bà Bìa cho biết: chịu khó tích góp, cộng với thu nhập từ ruộng, vườn hàng tháng thu nhập của gia đình bà cũng tạm ổn định để có thể mua sắm các vật dụng cần thiết và lo cho con ăn học. Làm công nhân ở Công ty THHH Minh Hằng đã gần 5 năm, công việc chính của bà cùng gần 200 công nhân ở đây là gia công, sản xuất chổi chít. Công việc này phù hợp với sự cần mẫn, tỉ mỉ của phụ nữ lại có thu nhập thêm và công việc ổn định.

 

Bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Hằng lại có những lý do tưởng chừng rất đơn giản như: mình cũng là phụ nữ, cũng từng gặp nhiều khó khăn trong việc làm, thu nhập, mình muốn có 1 cơ sở sản xuất phù hợp với điều kiện, tiềm năng tại địa phương và có thể giải quyết việc là cho nhiều lao động có thu nhập ổn định... Bà Minh  - một nữ doanh nhân năng động, dám nghĩ, dám làm đã thành công với việc SX-KD chổi chít xuất khẩu sang Trung Quốc. Công ty của bà hiện giải quyết việc làm cho gần 200 công nhân lao động với thu nhập ổn định từ 1,8 -2,5 triệu đồng/người/ tháng. Hiện, Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chổi chít lớn nhất của tỉnh.

 

Cùng với Công ty TNHH Minh Hằng, hiện, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có khoảng 30 cơ sở sản xuất các mặt hàng TTCN (chủ yếu là chổi chít), giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động nữ của huyện. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này đều có điểm chung là tạo việc làm thêm những lúc nông nhàn và thu nhập ổn định cho phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn có cơ hội tiếp cận môi trường lao động, SX-KD, được giao lưu, học hỏi để ngày càng phát triển.

 

Chị Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội LHPN Kỳ Sơn cho biết: Trong những năm gần đây, các cấp Hội PN Kỳ Sơn tích cực hưởng ứng phong trào xoá đói - giảm nghèo, giúp cho nhiều hộ gia đình phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, phụ nữ vùng bị thu hồi đất đầu tư cho các dự án vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tăng thu nhập cho gia đình. Từ thực tế đời sống của phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn về việc làm, tiếp cận kiến thức KH-KT…, các cấp Hội phụ nữ huyện đã xác định dạy nghề, tạo việc làm là nhiệm vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

 

Có việc làm, thu nhập ổn định, được học tập, lao động sáng tạo cùng với gia đình êm ấm, hạnh phúc, phát triển đó là mong ước của tất cả những người phụ nữ. Những nỗ lực của các cấp Hội PN hay những cá nhân phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm như bà Minh đã góp phần cùng với các cấp, ngành hỗ trợ cho phụ nữ Kỳ Sơn hôm nay phần nào thực hiện được mong ước của mình.

 

 

                                                                          Hồng Duyên

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục