Doanh nghiệp vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ sẽ rẻ hơn vay VNĐ thông thường song rủi ro lớn nhất có thể phải đối mặt là biến động tỉ giá

 

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, điều kiện cho vay bằng ngoại tệ bị thắt chặt, nhiều ngân hàng (NH) đang tung ra chương trình cho vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ nhưng thực chất số tiền vay và lãi suất đều được định giá bằng USD.

Lãi suất tối thiểu 7%/năm

Theo đó, khách hàng là doanh nghiệp (DN), cá nhân có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, thanh toán tiền mua hàng hóa được các NH cho vay VNĐ thời hạn 3-6 tháng, lãi suất tối thiểu 7%/ năm.
Tuy nhiên, khách hàng phải cam kết thanh toán cho NH số tiền gốc và lãi được quy đổi theo sự biến động của tỉ giá USD. Cụ thể: Đến kỳ trả nợ, ngoài việc khách hàng phải thanh toán số tiền vay VNĐ ban đầu và lãi suất, nếu tỉ giá tại thời điểm đó cao hơn tỉ giá khi vay, NH sẽ thu thêm phần chênh lệch. Trường hợp tỉ giá lúc trả nợ thấp hơn thì NH thu nợ gốc VNĐ và lãi suất.
Do chủ trương siết cho vay USD nên nhiều ngân hàng lách bằng cách cho vay VNĐ định giá và tính lãi bằng USD. Ảnh: HỒNG THÚY
Do nhiều DN còn nặng tâm lý về biến động tỉ giá nên một số NH kích thích họ vay vốn dạng này bằng dịch vụ bảo hiểm tỉ giá không quá 3% so với tỉ giá tại thời điềm giải ngân; phần vượt trên mức 3%, NH sẽ gánh thay cho khách hàng. Ví dụ, ngày 20-6, DN vay số tiền 2,1 tỉ đồng trong 6 tháng, tỉ giá mua ngoại tệ tại thời điểm giải ngân là 21.000 đồng/USD, tính ra, khoản vay được quy đổi là 100.000 USD.
Đến hạn trả nợ vào ngày 20-12, tỉ giá bán ngoại tệ do NH công bố là 22.050 đồng/USD (đã biến động 5%). Khi đó, ngoài lãi suất của 100.000 USD, NH sẽ thu thêm 3% do biến động tỉ giá là 63 triệu đồng (100.000 USD x (21.000 đồng x 3%) = 63 triệu đồng). Còn phần vượt trên mức 3% (tương ứng khoảng 42 triệu đồng), bên vay không phải chi trả cho NH.

“Né”quy định

Theo Thông tư số 03/2012/TT-NHNN về cho vay bằng ngoại tệ, từ ngày 2-5, các NH thương mại chỉ được phép cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ (ngoại trừ DN nhập khẩu xăng dầu).
Điều này đồng nghĩa DN không có nguồn thu ngoại tệ phải vay VNĐ rồi mua ngoại tệ của NH để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Thế nhưng, do lãi suất cho vay VNĐ thường cao gấp đôi so với USD khiến DN không dám vay, buộc các NH “né” các quy định về cho vay ngoại tệ bằng cách cho vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ nhằm khơi thông nguồn vốn.
Một quan chức NH Nhà nước cho biết trường hợp NH thương mại cho vay VNĐ với lãi suất USD kèm theo bảo hiểm tỉ giá là không phạm luật, bởi NH giải ngân, thu hồi vốn lẫn lãi, phí bảo hiểm tỉ giá đều bằng VNĐ. DN vay VNĐ rồi được NH quy đổi sang ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, thực chất là DN đã mua ngoại tệ của NH để thanh toán tiền mua hàng hóa từ đối tác nước ngoài, phù hợp với quy định của NH Nhà nước.
Phương thức cho vay này sẽ giúp DN không phải “sốt vó” mua USD khi đến hạn trả nợ, thường làm thị trường ngoại tệ căng thẳng như nhiều năm trước. Việc DN nhập khẩu vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với vay VNĐ thông thường. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất mà bên vay thường phải đối mặt là tỉ giá có thể biến động.
 
                                                                    Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục