Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân, năng xuất ước đạt 60 tạ/ha.

Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân, năng xuất ước đạt 60 tạ/ha.

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân 2012, tuy sản xuất nông nghiệp trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết đầu vụ rét đậm rét hại, thời điểm lúa trỗ lại gặp hạn, nhưng nhờ chỉ chỉ đạo chặt chẽ của ngành chuyên môn, sự nỗ lực của nông dân nên đã giành thắng lợi trong sản xuất. Nhiệm vụ trước mắt là khẩn tương thu hoạch lúa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa.

 

Trung tuần tháng 6, dọc theo tuyến đường 12B trải dài từ xã Tú Sơn đến xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) là những cánh đồng lúa chín vàng óng. Những ngày này tranh thủ thời tiết thuận lợi bà con nông dân các địa phương đang hối hả ra đồng thu hoạch lúa xuân và chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa. Gặp Trưởng phòng nông nghiệp huyện Kim Bôi, Bùi Thị Tâm vừa đi kiểm tra tình hình thu hoạch lúa về, chị cho biết: Nhìn những ruộng lúa chín vàng, trĩu bông chúng tôi mới đỡ phần nào lo lắng về năng suất bị giảm do ảnh hưởng của đợt nắng khéo dài vừa qua. Có thời điểm lúa, màu bị hạn lên đến trên 30 % diện tích gieo trồng của vụ, thêm vào đó rầy và một số sâu bệnh khác bùng phát và gây hại vào giai đoạn gần cuối vụ đã phần nào làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của vụ. Đến thời điểm này, huyện cơ bản đã gặp xong lúa xuân, năng suất ước đạt 60 tạ/ha, hiện tại nông dân các địa phương đang tập trung thu nhanh, gọn diện tích lúa còn lại và các cây mầu khác để chuẩn bị đất cho sản xuất vụ mùa đúng trong khung trời vụ tốt nhất.

 

Cũng chịu chung ảnh hưởng của thời tiết, vụ chiêm xuân này, huyện Lương Sơn gặp khó khăn về sâu bệnh và hạn hán. Chị Nguyễn Thị Huyền, phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lương Sơn cho biết: Trái với những dự đoán năng suất lúa sẽ bị giảm do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài vào giai đoạn lúa trỗ bông làm đòng, thì nay bà con nông dân đang hân hoan vì được mùa. Đến ngày 15/6 huyện cơ bản đã hoàn thành thu hoạch lúa xuân, ngoài 20 ha lúa và gần 100 ha ngô bị mất trắng thì diện tích lúa ngô còn lại bị ảnh hưởng không đáng kể và năng suất lúa vụ chiêm xuân 2012 vẫn vượt kế hoạch đề ra. Theo tính toán ban đầu năng suất lúa ước tính khoảng 59,6 tạ/ha (kế hoạch 53 tạ/ha), năng suất ngô ước đạt 45 tạ/ha (kế hoạch 48 tạ/ha). Để có được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng chức năng, trong đó huyện đã trích ngân sách trên 370 triệu đồng hỗ trợ bà con nông dân thực hiện phòng trừ sâu bệnh và chống hạn. Đặc biệt huyện đã chuyển đổi mạnh cơ cấu giống, đưa vào gieo cấy trên 95% diện tích lúa bằng các giống lai 2 dòng, 3 dòng năng suất cao như TBR45, TBR36, BC15, Hoa khôi 4… Trong đó, nhiều địa phương năng suất lúa đạt trên 65 tạ/ha như xã Nhuận Trạch, Cư Yên, Liên Sơn, thị trấn Lương Sơn…

 

Vụ chiêm - xuân năm nay, toàn tỉnh gieo trồng được 16.461 ha lúa, 21.716 ha ngô, 40.256 ha cây mầu, cây công nghiệp và rau đậu các loại. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, thời tiết vụ đông xuân có nhiều biến động, đầu vụ rét đậm, rét hại, tiếp đến đợt nắng nóng khô hạn kéo dài từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tình hình sản xuất.  Toàn tỉnh có 9.136 ha lúa và các cây trồng cạn bị giảm năng suất, trong đó có 4.110,3 ha bị giảm trên 70% năng suất (lúa 217,6 ha; ngô 2.765,7 ha; lạc 907,6 ha; mía 341 ha; các cây rau màu khác 178,4 ha). Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng vụ chiêm xuân năm nay vẫn được đánh giá là được mùa. Ngoại trừ diện tích bị ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài, năng suất lúa bình quân ước đạt trên 55 tạ/ha, sản lượng thóc ước đạt 89.000 tấn, đạt 106% kế hoạch; sản lượng ngô ước đạt 87.000 tấn, đạt 95% kế hoạch. Để giành được thắng lợi này là do được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền và các ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã chỉ đạo quyết liệt và sự nỗ lực vươn lên vượt khó của nông dân trong tỉnh khắc phục những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Bên cạnh đó, trước những bất lợi về thời tiết, ngay từ đầu vụ Sở NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo các địa phương giảm tối đa diện tích trà lúa xuân sớm, tập trung chủ yếu cho trà lúa xuân muộn. Trong tổng diện tích cấy, diện tích trà xuân sớm chỉ chiếm 3,8% diện tích, trà chính vụ chiếm 41% diện tích, trà xuân muộn chiếm 48,2% diện tích. Các cây trồng cạn chủ yếu tập trung vào trà chính vụ và trà muộn. Do việc gieo trồng vụ xuân tập trung và thu hoạch nhanh nên sản xuất vụ mùa năm nay không gặp sức ép về khung thời vụ. Hiện tại nhiều địa phương đã thực hiện làm đất, gieo mạ và chuẩn bị cấy trà mùa sớm đúng khung thời vụ tốt nhất.

 

Có thể thấy, sản xuất vụ chiêm xuân tuy gặp nhiều khó khăn về thời tiết dịch bệnh, nhưng với sự chỉ đạo kịp thời và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự nỗ lực của nông dân các địa phương trong tỉnh đã góp phần đưa sản xuất vụ chiêm xuân được mùa từ trong khó khăn và tạo thuận lợi cho sản xuất vụ mùa giành thắng lợi.

 

 Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân, năng xuất ước đạt 60 tạ/ha.

                                                         

 

                                                             Hồng Ngọc   

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục