Cây nhãn trở thành cây trồng chủ lực của người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi).

Cây nhãn trở thành cây trồng chủ lực của người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi).

(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) đã mạnh dạn đưa cây nhãn Hương Chi vào trồng thay thế một số cây hoa màu cho năng suất thấp. Với hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm qua, cây nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực của người dân nơi đây.

 

Sơn Thủy (Kim Bôi) có gần 650 hộ với trên 3000 nhân khẩu. Trước kia, người dân chủ yếu canh tác lúa nước và trồng một số loại cây ăn quả ít có giá trị nên hiệu quả kinh thế thấp đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 2005, thực hiện đề án đồn điền - đổi thửa của UBND huyện, xã Sơn Thủy đã tiến hành chuyển một số đất ruộng trồng màu sang trồng nhãn Hương Chi. Trong quá trình trồng và chăm sóc, thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nhãn, nhiều hộ dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng loại cây này.

 

ông Bùi Văn Rành - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Những ngày đầu chỉ có vài hộ dân mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng nhãn lại được trạm KN-KL huyện vào tận nơi mở lớp chuyển giao kỹ thuật nên cây nhãn bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người dân. Từ vài ha ban đầu, đến nay, tổng diện tích trồng nhãn đã lên tới gần 60 ha. Hiện tại, cây nhãn được trồng khắp 5 xóm của xã nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là xóm Khoang và Rốc.

 

Đưa tay chỉ về phía những cánh đồng nhãn xa tắp, ông Bùi Văn Rành cho biết thêm: Toàn xã có hơn 650 hộ, 100% số hộ đều trồng nhãn.  Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thâm canh mở rộng diện tích nên cây nhãn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ giàu lên nhờ trồng loại cây này. Một trong những hộ điển hình trong phong trào trồng lọai cây này là gia đình ông Trần Doanh Kim ở xóm Khoang Mè, gia đình ông trồng được hơn 200 cây nhãn Hương Chi, trồng từ năm 2005, sau 3 năm cho thu hoạch, giá trung bình trong thời điểm hiện nay bán tại vườn là 20.000 đồng/kg. Mùa nhãn năm nay, gia đình ông dự kiến thu hoạch trên 10 tấn quả, trị giá 250 triệu đồng. Theo tấm gương gia đình ông Kim, nhiều hộ trong xóm mạnh dạn đầu tư vốn trồng nhãn. Lúc đầu, người dân cũng gặp nhiều khó khăn về vốn và kinh nghiệm nhưng được ngân hàng hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp lại được trạm KN-KL huyện vào tận cơ sở mở lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, người dân mới mạnh dạn đầu tư cho cây nhãn. Sau nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lấy cây nhãn làm cây trồng chủ lực, hiện nay, bộ mặt xã Sơn Thủy đã thay đổi, người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, làm giàu ngay trên mảnh đất quê, kinh tế từng bước phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm  còn 43%, số hộ giàu tăng lên rõ rệt, bình quân thu nhập đạt 10 triệu đồng/người/năm.

 

Năm 2011, những hộ nông dân trồng nhãn nơi đây đã thành lập CLB làm vườn nhằm hỗ trợ nhau trong trồng loại cây này, đồng thời tạo tiền đề cho những hộ khó khăn được vay vốn để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, các hội viên trong CLB còn được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.   

 

Hiện nay, Sơn Thủy là một trong những xã chuyên canh trồng nhãn lớn nhất của huyện Kim Bôi. Hàng năm cung cấp nhãn cho 2 thị trường lớn là Hà Nội, Phú Thọ và một số tỉnh lân cận.

Cây nhãn trở thành cây trồng chủ lực của người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi).

 

 

                                                        Bùi Thoa (Đài Kim Bôi)

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục