Anh Nguyễn Xuân Phúc (áo trắng) hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc cam.

Anh Nguyễn Xuân Phúc (áo trắng) hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc cam.

(HBĐT) - Những người có kiến thức KH-KT, quản lý kinh tế và vốn đã bắt tay hợp tác với nông dân có đất đai, sức lao động, không cam chịu đói nghèo đã và đang góp phần quan trọng hình thành tư duy, cách làm mới của nông dân, huy động và khai thác tiềm năng sẵn có, thực hiện định hướng xây dựng, phát triển vùng cam hàng hóa ở Cao Phong.

 

Chúng tôi thăm và tìm hiểu mô hình hợp tác trồng cam giữa anh Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong và gia đình anh Bùi Văn Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong. Vườn cam nằm ở xóm Trang Giữa, xã Tân Phong. Diện tích hơn 1 ha cam Canh, cam V2 đang ở trong giai đoạn kiến thiết, bước vào năm thứ ba. Vườn thẳng tắp, cỡ nghìn cây, cao hơn đầu người, xanh mướt, lá bóng mỡ màng. Hương cam thơm ngát trải dài khắp một vùng núi đồi Cao Phong. Gần chục nông dân trao đổi với cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, quy trình và thực hiện chăm sóc cam. Anh Phúc bảo: Bước đầu sự hợp tác thành công. Cây phát triển tốt, vài năm nữa sẽ có thu hoạch, chắc chắn, thu nhập cao hơn nhiều lần trồng mía.

 

Cao Phong đã và đang xuất hiện những vườn cam hai chủ, có nghĩa là hai cá nhân cùng bắt tay, hợp tác trồng cam. Anh Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong là một trong những người tiên phong triển khai mô hình hợp tác với người nông dân để phát triển cây cam hàng hóa. Những người bắt tay với nông dân là những cá nhân đã từng trồng cam có kinh nghiệm, kiến thức, đầu óc quản lý hạch toán kinh tế. Còn nông dân có đất đai, sức lao động. Họ bắt tay tạo ra nguồn lực khai thác tiềm năng sẵn có để làm giàu. Sự hợp tác được cụ thể hóa bằng hợp đồng quy định rõ trách nhiệm giữa hai bên. Trong đó, nông dân có trách nhiệm đóng góp đất và thực hiện chăm sóc theo quy trình kỹ thuật được hướng dẫn. Bên kia cung cấp giống, vốn, KH-KT. Trong quá trình thực hiện, hai bên phối hợp, thường xuyên trao đổi nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đến khi cam đưa vào khai thác sẽ chia theo doanh thu, lợi nhuận với tỷ lệ 50/50. Mô hình hợp tác giữa ông Nguyễn Văn Phúc và gia đình ông Bùi Văn Thoa phát triển tốt, cam đang chờ ngày thu hoạch. Anh Phúc cho biết: ý tưởng hợp tác phát triển sản xuất như trồng rừng, chăn nuôi đã có ở nhiều địa phương nhưng được áp dụng và thực tiễn có tính khả thi cao đối với việc xây dựng vùng cam hàng hóa ở Cao Phong.

 

Gia đình anh Phúc ở thị trấn Cao Phong đã gắn bó với cây cam mấy chục năm. Anh thuê 1 ha đất để trồng cam, năm nào cũng có thu hàng trăm triệu đồng. Bản thân anh Phúc đã nghiên cứu đề tài khoa học đầu tư thâm canh cam hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích được giải ba cấp tỉnh. Xã Tân Phong có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không khác so với các xã vùng cam ở thị trấn, Tây Phong, Đông Phong. Anh Phúc đã hiện thực ý tưởng bằng việc việc chọn những người nông dân dám nghĩ, dám làm mong muốn làm giàu, thuyết phục họ bằng hiệu quả thực tế. Từ mô hình hợp tác này, cả huyện Cao Phong đã phát triển được hơn 10 ha cây cam hàng hóa. Cao Phong đã bắt đầu xuất hiện phong trào những cán bộ có điều kiện tiếp cận với KH-KT, có đầu óc tổ chức, hạch toán kinh tế bắt tay với nông dân có đất để trồng cam. Sự hợp tác chính đáng này đã mang lại hiệu quả làm chuyển biến căn bản tư duy về sản xuất hàng hóa của người nông dân trong huyện. Đó là tận dụng được đất đai, nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để trồng cây có giá trị hàng hóa cao. Về kinh tế, giá trị cây cam đã được thực tế chứng minh thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, nơi năng suất cao thu hàng tỷ đồng.

 

Từ thực tế liên kết hợp tác với nông dân, anh Phúc mong muốn: cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở bằng những việc làm thiết thực tổ chức đào tạo, định hướng ngành nghề, cung cấp kỹ thuật cho người nông dân tham gia phát triển cây, con hàng hóa có giá trị cao. Đồng thời, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt cho biết: Cây cam thực sự là cây chủ lực đem lại cơ hội phát triển cho nông dân Cao Phong. Vùng cam  hàng hóa đang hình thành. Chất lượng, uy tín, thương hiệu cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường. Những vùng có điều kiện thuận  lợi, người dân có trình độ thâm canh cao đang trồng cam rất hiệu quả. Diện tích và sản lượng và thương hiệu cam Cao Phong phát triển mạnh. Toàn huyện hiện có 700 ha cam, trong đó, khoảng 370 ha đưa vào kinh doanh, đạt sản lượng đạt 12.000 tấn. Huyện đang đặt mục tiêu đến năm 2015 nâng diện tích cam lên khoảng 1.000 ha, sản lượng 15.000 tấn/năm.

 

 

                                                                       Lê Chung

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục