Đồng bào dân tộc Mông ở xã Hang Kia (Mai Châu) tự tay dệt và thêu các dồ thổ cẩm lưu niệm để giới thiệu với khách du lịch đến thăm quan. (Ảnh: Hồng Duyên)

Đồng bào dân tộc Mông ở xã Hang Kia (Mai Châu) tự tay dệt và thêu các dồ thổ cẩm lưu niệm để giới thiệu với khách du lịch đến thăm quan. (Ảnh: Hồng Duyên)

(HBĐT) - Mai Châu cách tỉnh lỵ 70 km về phía tây bắc, có diện tích tự nhiên 570.127 ha. Toàn huyện có 22 xã, 1 thị trấn với 137 thôn, bản, dân số trên 52.000 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm 62%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông. Mai Châu là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

 

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Châu có 64 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có 2 khách sạn, 8 nhà nghỉ với 61 phòng, có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn, trong đó 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao và 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao, 54 nhà nghỉ cộng đồng, 27 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, đồ thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, một số khu du lịch đã được quy hoạch và có sự đầu tư lớn, thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng như: khu du lịch làng nghề huyện Mai Châu, khu du lịch sinh thái bản Bước, xã Xăm Khòe, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái văn hóa Mai Châu Lodge và hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng do tư nhân đầu tư, khai thác.

 

Trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, Huyện ủy Mai Châu đã ra Nghị quyết số 03 về việc phát triển du lịch làng nghề, trên cơ sở đó, các ban, ngành xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, làng, bản văn hóa mang dấu ấn đặc trưng của địa phương để phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện, nhờ đó, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã có sự phát triển. Nếu như năm 2005, tổng doanh thu du lịch đạt trên 1,8 tỉ đồng, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt 1,2 tỉ đồng, góp phần tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống người dân. 6 tháng 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 11,33%, giá trị sản xuất đạt 363,59 tỉ đồng, trong đó, riêng giá trị thương mại, dịch vụ đạt 104 tỉ đồng, chiếm 42,21%, bằng 113,66% so với cùng kỳ. Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 7.544 hộ, chiếm trên 62%; 100% cơ quan, đơn vị, trường học, 44,5% làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Toàn huyện có đường nhựa đến trung tâm xã với chiều dài 399 km và 81,305 km đường giao thông liên xóm. Kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường đầu tư, nhiều công trình phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh được xây dựng, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, ATCT ổn định, TTATXH đảm bảo, nhân dân các dân tộc trong huyện tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

 

Từ những kết quả đạt được, huyện Mai Châu tiếp tục xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 nhằm thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng các sản phẩm sẵn có ở địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tăng cường mối quan hệ về KT-XH với các địa phương trong và ngoài nước, đồng thời gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện.

 

 

                                      Thu Hòa 

                                      (Đài TT-TH Mai Châu)

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục