Nghề làm mây, giang đan và chổi chít xuất khẩu mang lại việc làm có thu nhập ổn định cho người dân xã Trung Minh, TPHB.

Nghề làm mây, giang đan và chổi chít xuất khẩu mang lại việc làm có thu nhập ổn định cho người dân xã Trung Minh, TPHB.

(HBĐT) - Là trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh với những lợi thế nhất định để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, những năm gần đây, thành phố Hòa Bình (TPHB) đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, để có được sự phát triển xứng tầm hơn, thành phố xác định trong những năm tới sẽ đẩy mạnh công tác khuyến công, tạo ra động lực mới cho nền kinh tế.

 

Hiện, TPHB có 53 doanh nghiệp công nghiệp, 1.110 hộ, 2 hợp tác xã sản xuất CN-TTCN đang hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt khoảng 1.207,9 tỷ đồng (không tính giá trị sản xuất của Công ty Thủy điện Hòa Bình), tăng 16,31% so với cùng kỳ năm 2011, bằng 75,25% kế hoạch năm. Trong đó, khối hộ cá thể và HTX đạt 313,4 tỷ đồng, khối doanh nghiệp đóng trên địa bàn đạt 884,5 tỷ đồng. Đây là kết quả khá lạc quan trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn. Với đà phát triển hiện nay, dự kiến năm 2012 tăng trưởng kinh tế của TPHB sẽ đạt 11,5% so với năm 2011. Trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ chiếm 53,8%, công nghiệp – xây dựng 37,7%, nông – lâm nghiệp – thủy sản 8,5%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành CN-TTCN. Để đạt được kết quả này, không thể phủ nhận vai trò của việc khuyến khích phát triển kinh tế, trong đó có công tác khuyến công.

 

Ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TPHB cho biết: Với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ khuyến khích phát triển kinh tế trên địa bàn, những năm qua, Trung tâm KKPTKT TPHB đã tích cực thực hiện công tác khuyến khích phát triển kinh tế, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến thương nhằm tạo thêm động lực cho nền kinh tế. Cụ thể, đến nay, Trung tâm đã thực hiện 58 dự án và lớp đào tạo, dạy nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thu hút 1.700 lượt người tham gia, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 770 triệu đồng. Trong 5 năm (2007 – 2012), thực hiện 27 dự án, mô hình tiểu thủ công nghiệp, riêng năm 2012 thực hiện 2 dự án khuyến công với tổng kinh phí hỗ trợ 87,5 triệu đồng. Nhìn chung, công tác khuyến công đã tác động tích cực đến các địa bàn, đối tượng được hưởng lợi, nhất là đối với địa phương bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đối tượng gia đình chính sách, đối tượng lao động nữ. Điển hình phải kể đến là các lớp dạy nghề làm chổi chít xuất khẩu, chẻ tăm hương, tăm tre xuất khẩu, nghề đan lẵng hoa xuất khẩu, nghề mây, tre, giang đan, nghề gia công đồ mộc, nghề trạm khắc đồ mỹ nghệ xuất khẩu… Có thể nói, hiệu quả rõ rệt của các hoạt động khuyến công là mở ra những cơ hội mới cho lao động nông thôn. Bằng chứng là đã có hàng trăm, hàng ngàn lao động nông thôn tìm kiếm được việc làm với mức thu nhập bình quân 1,5 – 2,5 triệu đồng/người/tháng. 

 

Về phía UBND TPHB, ngay từ đầu năm đã có công văn số 65/UBND-KT gửi các phòng, ban chuyên môn của thành phố và UBND các phường, xã trên địa bàn về việc tăng cường công tác khuyến khích phát triển kinh tế. Trong đó nhấn mạnh nội dung khuyến khích phát triển CN-TTCN, gồm: Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc tại Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà và các cụm CN-TTCN đã và đang bổ sung quy hoạch. Ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa; giải quyết được nhiều việc làm có thu nhập khá. Xây dựng thương hiệu một số sản phẩm hàng hóa có thế mạnh. Phát triển làng nghề, đào tạo nghề theo định hướng bền vững, có hiệu quả KT-XH cao… Với định hướng rõ ràng, xuyên suốt kèm theo giải pháp đồng bộ, trong những năm tiếp theo, TPHB sẽ đẩy mạnh thực hiện công tác khuyến công nhằm tạo thêm động lực mới cho nền kinh tế, góp phần tiếp tục chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế địa phương.

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Nông dân huyện Mai Châu thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thông qua cầu nối là Hội Nông dân (HND) huyện, những năm qua, việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều nông dân ở huyện Mai Châu có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 630 tỷ đồng

Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 630,2 tỷ đồng, với gần 18 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 100 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Những năm qua, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình có nhu cầu vay vốn lớn.

Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, VND đã giảm giá 4,9% so với đồng USD là mức chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các bệnh dịch thông thường trên gia súc, gia cầm được phát hiện, xử lý kịp thời, đã có nhiều loại vaccine sản xuất trong nước để phòng những bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục