Xã Yên Mông quy hoạch diện tích trồng rau an toàn 6,5 ha, hiện đang triển khai mô hình trồng rau, đậu các loại với diện tích 0,5 ha.

Xã Yên Mông quy hoạch diện tích trồng rau an toàn 6,5 ha, hiện đang triển khai mô hình trồng rau, đậu các loại với diện tích 0,5 ha.

(HBĐT) - Xã Yên Mông (TPHB) nằm dưới hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, tổng diện tích tích tự nhiên của xã trên 2.400 ha. Toàn xã có gần 900 hộ với trên 3.700 nhân khẩu gồm 4 dân tộc anh em cùng chung sống. Điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, CN-TTCN, thương mại- dịch vụ đang bước đầu phát triển, khoảng 60% dân số có thu nhập từ nông nghiệp. Là xã điểm của tỉnh về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Yên Mông tập trung công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, đóng góp vào xây dựng NTM.

 

Anh Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã cho biết: Kinh tế trên địa bàn xã vẫn chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp với diện tích canh tác trên 250 ha, trên 1.100 ha rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, UBND xã đã chỉ đạo các HTX, xóm, ngành phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân cấy trồng hết diện tích, tăng cường sản xuất vụ đông. Trong đó, gần 200 ha lúa gieo trồng các loại giống như lúa lai, nhị ưu 838, khang dân, nếp, lúa thơm và một số giống lúa thuần khác, năng suất bình quân đạt khoảng 53 tạ/ha. Trên 50 ha ngô cho năng suất 48 tạ/ha. 4 ha mía tím cho thu nhập 150 triệu đồng/ha. Ngoài chăn nuôi thuần túy các loại gia súc, gia cầm, thả cá, một số hộ đã đầu tư mô hình chăn nuôi quy mô gia trại cho thu nhập cao như lợn bản địa, lợn siêu nạc an toàn… Trên địa bàn có 5 doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh giải quyết việc làm cho 130 lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, duy trì các cơ sở sản xuất hộ cá thể như làm mộc, chổi chít, tăm hương…

 

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Ban quản lý xây dựng NTM xã tiến hành lập quy hoạch được UBND thành phố Hòa Bình phê duyệt ngày 7/10/2011. Trên cơ sở đó, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm và xác định công tác xây dựng NTM với 5 tiêu chí phấn đấu đạt được trong năm 2012 là giao thông, thủy lợi, điện, chợ, y tế. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho xây dựng NTM, các phong trào triển khai trên địa bàn xã được nhân dân hưởng ứng tích cực. Toàn xã có trên 41 km đường giao thông các loại, thực hiện chủ trương nhân dân hiến đất, hiến tài sản, Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn của Ban quản lý vùng hồ sông Đà, nhân dân đã hiến 12.786 m2 đất, 923 cây cối các loại làm 3,5 km đường liên thôn quy mô kết cấu theo tiêu chuẩn đường NTM với tổng giá trị gần 14 tỉ đồng. Ngoài ra, nhân dân đóng góp ngày công trị giá 300 triệu đồng hoàn thành trên 3,5 km đường theo kế hoạch cứng hóa giao thông nông thôn năm 2012. Đến nay, toàn xã đã cứng hóa được trên 30 km đường giao thông các loại, đạt 73%. Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, trong năm, xã đã triển khai xây dựng hệ thống bai, kênh mương Rộc Mù – xóm Thia, Đồng Mộ - xóm Bún, đồng Nhãn – xóm Mời Mít, mỗi công trình có giá trị 1,2 tỉ đồng, nhân dân đóng góp ngày công tổng trị giá 414 triệu đồng, thực hiện kiên cố hóa 8,26 km trong tổng số 15,58 km kênh mương toàn xã, đạt 53%.

 

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, xã đã triển khai thực hiện 3 mô hình, trong đó có 1 mô hình trồng rau an toàn trong vùng quy hoạch gồm 4 hộ tham gia, giá trị dự án 217 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng; 1 mô hình nuôi lợn bản địa có giá trị kinh tế gồm 2 hộ tham gia, trị giá 70 triệu đồng/hộ, nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ, 1 mô hình cải tạo lợn giống F3, F4 gồm 2 hộ tham gia, trị giá 70 triệu đồng/hộ, Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ. Kết thúc năm, xã cơ bản đạt được các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, giáo dục, nâng tổng số tiêu chí đạt được là 10/19 tiêu chí.

 

Khắc phục khó khăn tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng thâm canh tăng vụ, KT-XH, xã Yên Mông có bước phát triển tương đối ổn định. Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tích cực góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gắn liền với chương trình xây dựng NTM, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa ở KDC, đồng thời, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Năm 2012, xã có 626 hộ (chiếm 77%) đạt gia đình văn hóa, 455 hộ (chiếm 56%) đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục (2010-2012). Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 17 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%.

 

 

 

                                                    Hà Thu

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục