Nông dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thái cỏ trộn cám làm thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ cho trâu, bò.

Nông dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thái cỏ trộn cám làm thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ cho trâu, bò.

(HBĐT)- Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho đàn gia súc vụ đông, huyện Đà Bắc đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho trâu, bò. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn được đẩy mạnh. Ý thức phòng- chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc của các hộ chăn nuôi có chuyển biến rõ rệt.

 

Mường Chiềng, Hào Lý, Tu Lý là những xã vùng cao có số lượng gia súc lớn, vấn đề chủ động về nguồn thức ăn dự trữ, chăm sóc, bảo vệ đàn trâu, bò được bà con chú trọng. Ông Bùi Văn Phục – hộ chăn nuôi ở xóm Cháu, xã Tu Lý cho biết: Để bảo vệ gia súc vụ này quan trọng là không lùa chúng lên rừng tự kiếm ăn rất dễ bị gió, mắc cảm lạnh. Tốt nhất đưa trâu, bò về chuồng, chỗ ở kín gió, cho ăn đảm bảo khẩu phần để chúng đủ sức chống chịu với cái đói, cái lạnh. Cũng theo ông Phục, gia đình ông và một số hộ xung quanh đã thực hiện hướng dẫn của cán bộ thú y trong chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt là lấy thân cây chuối băm nhỏ trộn lẫn với cám làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Ngoài ra còn trữ rơm khô, cắt cỏ cho trâu, bò ăn thêm.

 

Vào đầu vụ đông năm nay, huyện đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ. Cụ thể Trung tâm Dạy nghề huyện phối hợp với trạm thú y mở 3 lớp tập huấn cho các đối tượng là hộ chăn nuôi xã Mường Chiềng và thị trấn Đà Bắc với tổng số 150 học viên. Tại 11 xã có số lượng đàn gia súc lớn đã triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống đói rét, ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò lồng ghép với các chương trình, dự án 135, giảm nghèo, PSARD…

 

Tình hình trâu, bò bị chết đói, chết rét vẫn xảy ra ở các vụ đông trước tuy mức độ giảm dần, chủ yếu là bê, nghé, trâu, bò già, chết rải rác, song là bài học sâu sắc, tác động đến ý thức của hộ chăn nuôi. Hầu hết bà con đã ý thức được trâu, bò là tài sản lớn gắn liền với đời sống của bản thân và gia đình nên cần quan tâm bảo vệ để tránh những tổn  hại, mất mát về kinh tế. Các xã vùng cao như: Đoàn Kết, Trung Thành, Tân Pheo, Mường Tuổng, Tiền Phong… đã giảm hẳn tình trạng thả rông trâu, bò trong những ngày giá rét, các hộ không còn chủ quan, lơ là trong phòng bệnh, phòng đói, rét cho đàn vật nuôi.

 

Theo ông Vũ Đình Nam, Trưởng trạm thú y huyện, trong đợt tiêm phòng gia súc vụ đông- xuân 2012 – 2013, bà con chăn nuôi các xã đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng. Số lượng trâu, bò được tiêm phòng tụ huyết trùng đạt trên 60% tổng đàn, đàn lợn được tiêm phòng mũi tả cũng chiếm trên 80%. Toàn bộ diện tích chuồng trại gia súc, gia cầm đã được phun tiêu độc, khử trùng đợt 4 với tổng lượng thuốc cấp 1.000 lít. Quá trình đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn tại địa bàn của mạng lưới thú y cơ sở cho thấy hộ chăn nuôi đã chuẩn bị tốt công tác phòng- chống đói, rét cho gia súc. Nhiều hộ ở vùng cao đã tận dụng cây que, lá cọ, bạt, nilon làm lán nuôi trâu, bò, trữ củi khô phòng khi nhiệt độ xuống thấp để giữ ấm khu vực chuồng trại. Nguồn thức ăn tinh và thô cho vật nuôi cũng được bà con tích cực dự trữ.

                                                              

 

 

                                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục