Trên những phiên chợ vùng cao, vùng lòng hồ sông Đà vẫn là nơi tiêu thụ số lượng lớn hàng

Trên những phiên chợ vùng cao, vùng lòng hồ sông Đà vẫn là nơi tiêu thụ số lượng lớn hàng "Trung Quốc" giá rẻ và kém chất lượng.

(HBĐT) - Ba năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Vệt Nam” (2009-2012), huyện Đà Bắc đã tổ chức được 3 hội chợ, thu hút khoảng 15.000 lượt người đến tham quan, mua sắm. Ngay trong tháng cuối cùng của năm 2012, Sở Công thương phối hợp với UBMTTQ tỉnh cũng đã tổ chức chương trình “Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa” tại xã Cao Sơn với sự tham gia của 15 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Rộn ràng, náo nức, tấp nập người bán, người mua... Đây là một CVĐ mang nhiều ý nghĩa trong việc nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người dân, vì vậy đã được huyện chú trọng.

 

Ban chỉ đạo “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện  được thành lập từ tháng 7/2010 với sự tham gia của 14 cơ quan, ban, ngành trong toàn huyện. Ngay sau khi thành lập, Ban chỉ đạo huyện đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền  về CVĐ, thành lập đoàn khảo sát đánh giá tình hình người tiêu dùng hàng Việt Nam tại xã Mường Chiềng, Cao Sơn và thị trấn Đà Bắc.  Đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra đến trung tâm chợ đầu mối của huyện và các xã giám sát, phỏng vấn người tiêu dùng, người bán, sau đó, triển khai công tác tuyên truyền trên phạm vi toàn huyện. Ngoài những hoạt động tuyên truyền trực tiếp còn có những biện pháp tuyên truyền gián tiếp bằng pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu ở những nơi trung tâm, dân cư đông đúc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, UB MTTQ huyện còn có sáng kiến lồng ghép CVĐ“ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” để triển khai thực hiện. Ngoài ra, huyện cũng đưa ra những cơ chế, chính sách hợp lý, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh tại huyện. Qua đó, tạo việc làm cho con em địa phương. Trong hoạt động mua sắm, đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, hầu hết các cơ quan, đơn vị trường học và doanh nghiệp đều đã dành sự ưu tiên cho hàng Việt. Một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất bột giấy, đồ mộc, chè San tuyết,  chè giảo cổ lam sử dụng vật tư, nguyên liệu tại chỗ làm đầu vào đã và đang từng bước khẳng định “thương hiệu” đến người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh.

 

Tuy nhiên, theo khảo sát của Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của huyện, tỷ lệ người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, mới chiếm 1/3 dân số. Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác tuyên truyền, vận động người tiêu dùng ưu tiên cho hàng Việt còn nhiều lúng túng, nhiều khi còn mang tính hình thức, vì vậy, chưa tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân. Việc đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng chưa được thường xuyên. Bên cạnh đó, giá cả nhiều mặt hàng sản xuất trong nước còn cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn có thói quen tiêu dùng những mặt hàng trôi nổi, sẵn có và hợp với túi tiền mà không quan tâm đến nhãn mác, thương hiệu. Ở những phiên chợ vùng cao không có khăn gì khi tìm các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ điện tử, gia dụng và cả bánh kẹo, hoa quả xuất sứ từ Trung Quốc hoặc Thái Lan, nhưng lại khó tìm những mặt hàng mang thương hiệu Việt.

 

Trăn trở với việc nâng cao hiệu quả CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Đà Bắc đã đề nghị tỉnh tổ chức nhiều hơn nữa cuộc hội thảo để các doanh nghiệp việt Nam có dịp giới thiệu những sản phẩm có uy tín, chất lượng đến với người tiêu dùng.  Trong thời gian tới, huyện chú trọng hơn trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ưu tiên cho hàng Việt, nhất là các dịp lễ, tết. Đồng thời, theo dõi diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu theo nhu cầu của nhân dân trong huyện. thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, buôn bán hàng giá, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Tổ chức lồng ghép nội dung CVĐ với các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đưa nội dung tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt của đoàn viên, hội viên và nhân dân ở KDC để CVĐ thực sự phát huy hiệu quả.

 

                                                            

                                                                         Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục