Các chợ truyền thống nhộn nhịp hơn vào những ngày cuối năm. (Trong ảnh: Tấp nập người mua, bán tại chợ Nghĩa Phương).

Các chợ truyền thống nhộn nhịp hơn vào những ngày cuối năm. (Trong ảnh: Tấp nập người mua, bán tại chợ Nghĩa Phương).

(HBĐT) - Trong suốt nhiều tháng của năm 2012, mặc dù nguồn cung hàng hóa trên thị trường đảm bảo nhưng với tình hình kinh tế suy giảm, tiêu dùng chững lại. Vào dịp cuối năm, thị trường đã bắt đầu sôi động bởi đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dịp lễ Tết đã đến gần.

 

Nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp trong tỉnh đã có nhiều chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích tiêu dùng, tập trung vào sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu. CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, hội chợ văn hóa, thương mại… cũng được tuyên truyền ngày càng sâu rộng tại địa bàn các huyện, thành phố toàn tỉnh. Đặc biệt, đúng vào dịp cuối năm, một trong những giải pháp kiềm chế lạm phát, góp phần bình ổn thị trường đã được tỉnh triển khai thông qua chương trình bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ ứng vốn 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho 4 doanh nghiệp vay không lãi suất để dự trữ hàng hóa thiết yếu với cam kết bán hàng hóa với giá ổn định, đúng giá đã đăng ký. Chương trình hiện triển khai tại 16 điểm bán hàng toàn tỉnh, trong đó có 3 điểm tại thành phố Hòa Bình và 13 điểm phân bố ở 10 huyện lỵ.

 

Cuối năm cũng là dịp doanh nghiệp “tung” ra nhiều chiêu thức, chương trình giảm giá, khuyến mãi quà tặng không chỉ dành để tri ân, chăm sóc khách hàng mà có tác dụng tăng cao lượng hàng và doanh số bán ra. Hệ thống siêu thị có chương trình giảm giá từ 5% - 10% đối với hàng đông lạnh, đồ gia dụng, tặng sản phẩm đi kèm đối với bột giặt, hóa mỹ phẩm, giảm giá từ 30 - 50% đối với một số sản phẩm chăn – ga – gối – đệm… Tại nhiều cửa hàng thương mại ở thành phố Hòa Bình và các huyện đưa ra chương trình tặng quà, giảm giá cực sốc vào dịp “Đón Giáng sinh – Mừng năm mới” năm nay. Tiêu biểu như chương trình giảm giá sốc trong 10 ngày (từ 20/12/2012 – 4/1/2013) của hệ thống bán lẻ Viettel store tại Hòa Bình, địa chỉ ở tổ 13, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) với nhiều loại điện thoại Nokia, Samsung, hàng trăm model laptop bán dưới giá gốc kèm theo gói quà tặng và hàng ngành sản phẩm ngành hàng phụ kiện giảm giá hấp dẫn khác. Tại cửa hàng điện tử - điện lạnh Tám Oanh, phường Tân Thịnh hay dịch vụ tiệc cưới các nhà hàng cũng tổ chức đợt khuyến mại, giảm giá quy mô lớn…

 

Lượng khách đến mua sắm không chỉ đổ dồn vào những trung tâm mua sắm, điểm bán đang thu hút sự chú ý bằng các chương trình quảng cáo khuếch trương mà ở các chợ truyền thống, lượt khách tiêu dùng cũng tăng đáng kể. Theo bà Phan Minh Hải ở tổ 6, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình): “chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết dương lịch nên ra chợ đã đông đúc lắm rồi. Các bà, các mẹ tranh thủ đi chợ mua sẵn gạo nếp, gà sống, hải sản… để tránh đến ngày Tết giá gà, giá gạo thường tăng lại chưa chắc đã chọn mua được đồ vừa ý”. Các quầy bán hàng giày dép, quần áo, đại lý bánh kẹo – rượu bia – nước giải khát trong chợ vào thời điểm cuối năm không đáng ngại về sức mua. Anh Bùi Duy Thắng, chủ quầy hàng giầy, dép phía trong chợ Phương Lâm cho biết: Ngày thường chỉ bán khoảng 10 – 15 đôi nhưng khoảng 1 tuần nay, bình quân bán được 40 – 50 đôi giày dép mỗi ngày.

 

Nhu cầu tiêu dùng, sức mua tăng cao dịp cuối năm đã giảm bớt khó khăn đối với doanh nghiệp phân phối hàng hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại và sản xuất. Đồng thời, góp phần cân đối cung  - cầu hàng hóa, nâng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ trong tháng 12 tăng 3% so với tháng trước. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm duy trì tăng mức 18,49% so với năm 2011.

 

 

 

                                                                    

                                                                                   Bùi Minh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục