Lãnh đạo chủ chốt tỉnh ta và thành phố Hà Nội tại Hội nghị hợp tác phát triển giữa 2 tỉnh, thành phố.

Lãnh đạo chủ chốt tỉnh ta và thành phố Hà Nội tại Hội nghị hợp tác phát triển giữa 2 tỉnh, thành phố.

(HBĐT) - Năm 2012, một trong những điểm mới và thành công trong công tác đối ngoại của tỉnh là đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hợp tác phát triển. Lãnh đạo và các doanh nghiệp hai tỉnh, thành phố đã bàn thảo các chương trình phối hợp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

 

Tỉnh Hòa Bình là nơi giao thoa giữa các tỉnh miền núi với đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, điều kiện địa hình, thiên nhiên, văn hóa là tiềm năng lớn phát triển  các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng. Hồ Hòa Bình được quy hoạch nằm trong trọng điểm du lịch quốc gia. Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào với trữ lượng lớn để phát triển triển công nghiệp, xây dựng, hơn 200 ha rừng tự nhiên và rừng trồng là điều kiện có thể phát triển công nghiệp chế biến. Tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông sản sạch, đặc thù như cây dược liệu, rau quả, hoa tươi với khoảng 500 ha ở huyện Lương Sơn, TP Hòa Bình và các xã vùng cao ở Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu; 3.000 ha cây có múi như bưởi, cam ở Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thủy; hàng nghìn ha mía tím, hàng trăm ha su su, tỏi tía ở các huyện vùng cao. Hiện, các sản phẩm tiêu thụ khá tốt. Từ lâu, lãnh đạo tỉnh đã nhìn thấy tiềm năng, cơ hội hợp tác với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Theo đó, trong công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, các quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng đều được xây dựng đặt trong tầm nhìn dài hạn xác định Hòa Bình là cửa ngõ, kề cận với Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng Hà Nộõi. Theo quy hoạch, Thủ đô Hà Nội đang phát triển theo hướng đô thị đa cực tập trung, thúc đẩy phát triển các đô thị tỉnh lỵ là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng. Như vậy, cả hiện tại và tương lại khi hợp tác phát triển giữa hai tỉnh, thành phố sẽ mở ra những cơ hội to lớn hỗ trợ nhau cùng huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi bên tạo đà bứt phá cho cả hai bên.

 

Nhà máy nước khai thác và xử lý nước mặt sông Đà của Tổng Công ty VINACONEX đầu tư trên địa bàn xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đã đưa vào khai thác, cung cấp nước sạch cho người dân Thủ đô Hà Nội.

 

 Đối với Hà Nội trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trình độ phát triển cao, thị trường rộng lớn. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng:  Với việc triển khai chương trình phối hợp sẽ mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của cả hai tỉnh, thành phố. Nằm trong vùng Thủ đô, Hòa Bình sẽ được hưởng lợi từ vị thế của Hà Nội. Cả hiện tại và tương lai, tỉnh xác định Hà Nội là thị trường lớn của Hòa Bình. Trong những năm gần đây, hai bên đã có quan hệ hợp tác từ lâu. Các doanh nghiệp hai tỉnh, thành phố đã hợp tác và đạt được những kết quả đáng kể trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông như dự án nước sạch được khai thác từ nguồn nước mặt sông Đà cung cấp cho Hà Nội; dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình. Doanh nghiệp hai bên cũng đã triển khai nhiều dự án đem lại hiệu quả cao. Một số sở, ngành hai bên đã có những chương trình học hỏi trao đổi để hợp tác các lĩnh vực. Hà Nội và Hòa Bình đã thống nhất hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

 

Đối với sự hợp tác này sẽ mở ra cơ hội cho tỉnh khắc phục những yếu kém trong kết nối hạ tầng giao thông. Theo quy hoạch vùng Thủ đô, trong tương lai sẽ có 5 tuyến QL và cao tốc sẽ được xây dựng, hiện các bộ, ngành và địa phương đang khởi động các dự án này. Hà Nội và Hòa Bình đã thống nhất giải quyết các công việc liên quan tiếp tục triển khai dự án đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình. Trong đó, địa phận Hà Nội 13 km, Hòa Bình 20,2 km, khi hoàn thành, thời gian từ Hà Nội đến TP Hòa Bình chỉ khoảng 1 giờ xe chạy, giảm tải cho QL 6 và mở ra cơ hội khai thác tiềm năng du lịch, thương mại, đô thị dọc tuyến.Tương lai vùng đất nằm dọc tuyến đường này sẽ xây dựng khu nghỉ dưỡng, sinh thái phục vụ người dân có thu nhập cao ở Hà Nội. Hiện thực hóa sự hợp tác hai tỉnh, thành phố cũng đang bàn bạc, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức huy động các nguồn vốn triển khai dự án cải tạo nâng cấp tuyến giao thông trọng yếu QL 6 (đoạn Hà Nội - TP Hòa Bình). Đồng thời, làm các thủ tục để nâng công suất dự án nhà máy nước mặt sông Đà của Công ty ViNaConex tăng thêm 3.000 m3/ngày đêm, xây dựng tuyến ống nước cung cấp cho người dân Hà Nội. Trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, hai bên phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư, tạo điều kiện khai thác và tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm và thủy sản của Hòa Bình bao gồm rau, hoa quả tươi, cam, bưởi, su su, mía tím, cá sông Đà, cá nước lạnh, chè san tuyết; tiêu thụ hàng công nghiệp của Hà Nội có thế mạnh trên thị trường Hòa Bình. Tỉnh đang đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp Hà Nội nghiên cứu triển khai các dự án sản xuất - kinh doanh đối với các sản phẩm có thế mạnh phục vụ phát triển công nghiệp chế biến đầu tư sản xuất, khai thác khoáng sản như đá granít, đá vôi, đất sét, than đá, tài nguyên rừng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Hà Nội tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh tại các trung tâm thương mại lớn. Hai bên thống nhất phối hợp ngăn chặn hàng hóa nông sản, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa nhập lậu; phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

 

Hai bên sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức quản lý các di tích, lễ hội và hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành, chú trọng tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch. Tỉnh sẵn sàng đón nhận các doanh nghiệp của Hà Nội, liên kết mở các điểm, tua, tuyến du lịch, chú trọng khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch lòng hồ, phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, phục vụ nhu cầu người có thu nhập cao của thủ đô. Đã có một số nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng tuyến cáp nối liền khu du lịch chùa Hương, Mỹ Đức với khu du lịch Động Tiên, Phú Lão (Lạc Thủy). Hai bên đang chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước  xây các điểm thi đấu phục vụ các sự kiện thể thao quốc gia và quốc tế; bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận động viên thành tích cao... Đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, Hà Nội sẽ giúp Hòa Bình đào tạo chuyên sâu, chuyển giao KH-KT, điều trị trình độ cao, trao đổi về công tác quản lý Nhà nước về y tế, củng cố kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, khám - chữa bệnh; đặc biệt sẽ phối hợp trong việc bảo đảm VSATTP. Về giáo dục cùng trao đổi về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên các ngành học, bậc học. Hà Nội - Hòa Bình đang phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh tại các khu vực giáp ranh hợp lý, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, giảm tai nạn giao thông; nhất là giúp đỡ nhau giải quyết các nhu cầu về giáo dục, y tế của người dân trong khu vực. Một cơ hội mới đang mở ra cho cả tỉnh Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội.

 

                                                                         

                                                                                   Lê Chung

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục