Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) mạnh dạn đầu tư trồng cam thay thế các loại cây trồng truyền thống như keo, dổi…

Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) mạnh dạn đầu tư trồng cam thay thế các loại cây trồng truyền thống như keo, dổi…

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn của tỉnh với tổng diện tích đất tự nhiên gần 58.750 ha, đồng thời là huyện đông dân nhất (gần 14 vạn người) so với các huyện, thành phố. Tuy nhiên, đây lại là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh (thời điểm cuối năm 2012 là 38,44%), bình quân thu nhập đầu người hàng năm cũng thường thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh.

 

Những năm gần đây, huyện đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (CĐCCCTVN), coi đây là nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng nhìn chung, tốc độ chuyển đổi còn chậm, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, tình trạng độc canh lúa, ngô, khoai sắn… vẫn là chủ yếu; cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu tương… phát triển còn ít; cây công nghiệp lâu năm như cà phê đã manh nha phát triển nhưng tốc độ chậm; cây ăn quả được trồng rải rác nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, mang nặng tính tự cung, tự cấp. Có thể nói, diện mạo sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc Sơn đang thiếu vắng những điểm nhấn cần thiết, đòi hỏi địa phương phải kịp thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy KTNN phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định rõ tầm quan trọng của việc thực hiện CĐCCCTVN đối với sự phát triển của KTNN nói riêng và KT-XH nói chung, vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn đã xây dựng đề án quy hoạch chi tiết, CĐCCCTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Sau đó, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 về đề án quy hoạch chi tiết, CĐCCCTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhấn mạnh mục tiêu: Quy hoạch chi tiết, CĐCCCTVN bền vững, từ đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Có thể nói, đây là động thái quyết liệt và đồng bộ của chính quyền địa phương trong nỗ lực đẩy mạnh CĐCCCTVN, thể hiện định hướng xuyên suốt của huyện khi tiếp tục xác định KTNN giữ vai trò chủ lực trong quá trình phát triển KT-XH.

 

Theo kế hoạch CĐCCCTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2012 – 2020, huyện bố trí lại cơ cấu sử dụng đất đai gắn với CĐCCCTVN gắn với cơ cấu lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng bình quân thu nhập trên đơn vị diện tích góp phần tăng bình quân thu nhập/người/năm, dự kiến đến năm 2015 tăng 1,5 lần và đến năm 2020 tăng 2,5 lần so với hiện nay. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, sẽ đảm bảo ổn định diện tích gieo trồng cây hàng năm, cây lâu năm, số đầu con gia súc, gia cầm và thủy sản tăng từ 3 đến 5%/năm nhưng sẽ chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Riêng đối với cây lương thực có hạt, chỉ ổn định diện tích nhằm đảm bảo an ninh lương thực (bình quân 60.000 tấn/năm), còn lại sẽ tập trung trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn như cam, cà phê, mía... Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa những sản phẩm mũi nhọn như gia cầm, lợn, bò thịt chất lượng cao... Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục duy trì phương thức chăn nuôi quy mô hộ gia đình, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị của ngành nhằm khai thác tiềm năng đa dạng trong chăn nuôi ở các địa phương, đồng thời tạo việc làm cho những hộ chưa đủ điều kiện phát triển sản xuất với quy mô lớn.

           

Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Thắng cho rằng, trong kế hoạch CĐCCCTVN giai đoạn 2012 – 2020, huyện đã bước đầu xác định được những cây, con chủ lực để đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là bước đi quan trọng, hứa hẹn sẽ tạo được sự bứt phá cần thiết, góp phần đẩy nhanh tốc độ CĐCCCTVN, tiếp thêm sức mạnh cho quá trình phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn trong thời kỳ mới.

 

                                                                                  T.T

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục