Các đại biểu tỉnh ta tham dự hội nghị trực tuyến của Chính phủ.

Các đại biểu tỉnh ta tham dự hội nghị trực tuyến của Chính phủ.

(HBĐT) - Ngày 27/6, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá tình hình KT-XH tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013, kiểm điểm công tác điều hành của Chính phủ trong 6 tháng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị.

 

Tham dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành.

 

Nhìn lại tình hình KT-XH tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013, Bộ KH&ĐT đánh giá: Các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Nhờ vậy, kinh tế vĩ mô bước đầu đạt được những kết quả tích cực, đúng hướng. Tăng trưởng của hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đều có cải thiện, góp phần đưa mức tăng trưởng GDP quý II/2013 lên 5%, cao hơn mức tăng của quý I. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 4,9%, bằng xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,18%; dịch vụ tăng 5,92%. Đây là mức tăng khá hợp lý, cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, Chính phủ phải ưu tiên tập trung các mục tiêu kiềm chế lạm phát.

 

Về kết quả thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã có xu hướng giảm hoặc tăng không đáng kể từ tháng 3/2013 đến nay. So với tháng 12/2012, CPI tháng 6 tăng 2,4%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua. Diễn biến này cho thấy lạm phát không còn là mối lo ngại lớn trong năm 2013 và có khả năng kiềm chế lạm phát thấp hơn năm 2012. Cùng với diễn biến tích cực này, các lĩnh vực khác cũng có những chuyển biến đáng ghi nhận: thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện; tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại; thị trường ngoại hối khá ổn định; xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra; tỷ lệ nhập siêu thấp; vốn ODA và FDI thực hiện đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng dần qua từng tháng, 6 tháng tăng 5,2%, quý II tăng 6%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 4,5% của quý I. Trong 6 tháng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 7,6%, có khoảng 9,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động, cho thấy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD đã dần phát huy tác dụng, niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế vĩ mô đang dần được củng cố vững chắc hơn. Bên cạnh những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục... được duy trì ổn định, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, đời sống của người dân được quan tâm, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.

 

Tại phần thảo luận, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cơ bản thống nhất với báo cáo tại hội nghị. Tập trung phân tích những khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, các đại biểu nhấn mạnh một số nội dung chính: kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, lạm phát vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại, nhiều trở ngại trong tiếp cận vốn vay, sức mua của thị trường còn chậm, SXKD nhất là sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, tổng vốn đầu tư phát triển đạt thấp, tiến độ thu NSNN không đạt kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, tình hình tai nạn giao thông phức tạp, đời sống nhân dân - nhất là người nghèo, người mất việc làm, đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn... Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Những kết quả tích cực trong 6 tháng qua thể hiện nỗ lực đồng bộ của cả hệ thống chính trị khi triển khai các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trước những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần cụ thể hóa và thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp đã đề ra, nhất là các giải pháp trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh các giải pháp tiền tệ, tín dụng; tăng cường các giải pháp thúc đẩy SXKD, tăng tổng cầu nền kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu – chi NSNN... Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần làm tăng niềm tin thị trường, tăng đầu tư và tổng cầu của nền kinh tế. Đây là việc làm cơ bản, lâu dài nhưng phải thực hiện quyết liệt, xuyên suốt./

 

                                                                         Thu Trang

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục