Shop túi vỉa hè (trên đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình).

Shop túi vỉa hè (trên đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình).

(HBĐT) - Khi không ít doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty hoạt động cầm chừng thì “kinh tế vỉa hè” lại trên đà phát triển. Chỉ cần một góc thông thoáng, đông người qua lại, tiện dừng chân là đã có thể mở "Vỉa hè shop". Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các "cửa hàng hè phố" mọc lên ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại hàng hoá. Từ quần áo người lớn, trẻ em đến giày dép, túi xách các loại. Hỏi chuyện chị M. chuyên bán túi xách trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình), được biết, trước đây, chị làm nghề buôn hoa quả. Khi đã có chút vốn, chị liền đầu tư mua một chiếc xe tải nhỏ.

 

Nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu về túi xách của “dân văn phòng” trên địa bàn ngày càng tăng trong khi hầu như chưa có cửa hàng chuyên về mặt hàng này, chị quyết định chuyển sang buôn túi, mặt hàng mà theo chị là "giá vô cùng, vốn mỏng và dễ bán". Những ngày đầu, việc buôn bán cũng không đơn giản như chị nghĩ. Chưa có đầu mối cung cấp, mỗi lần vãn hàng, chị phải đi Hà Nội, Lạng Sơn, Móng Cái... chọn hàng. "Tuy nhiên đến nay, chỉ sau 1 năm, mọi việc dường như đã vào guồng. Chị đã tìm được mối hàng có chất lượng mà giá cũng rất "mềm". Khách đã quen nên bây giờ chỉ khoảng 1 tuần chị lại phải gọi "đánh hàng mới về", chị M. cho biết. Chỉ bằng một chiếc xe đạp đã hoen rỉ, bà Tam vẫn ngày ngày đạp xe trên những ngõ phố cung cấp rau cho nhiều gia đình ở phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình). Không có điều kiện vào chợ kinh doanh, nắm bắt được tâm lý tiết kiệm thời gian của người nội trợ, bà Tam đã bám trụ với nghề bán rau vỉa hè được năm năm có lẻ. Kinh tế chịu ảnh hưởng của sự suy thoái, nhiều người tiêu dùng chọn cách "thất lưng buộc bụng", cắt giảm tối đa chi tiêu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hàng hoá vỉa hè "lên ngôi". Không mất tiền thuê mặt bằng, thuế môn bài và nhiều loại thuế khác, giá thành của một mặt hàng bán tại vỉa hè có thể giảm 3- 10%, thậm chí 20% tuỳ loại so với hàng hoá bán tại các cửa hàng lớn. Là nhân viên văn phòng với thu nhập hàng tháng không quá 4 triệu đồng, chị Nguyễn Oanh (Tân Thịnh, TP Hoà Bình) chia sẻ: "Ở thời điểm này, xa lánh những món đồ đắt đỏ tại các cửa hàng sang trọng, tiêu tiền tại vỉa hè theo tôi là lựa chọn phù hợp". Chị Phạm Thuỷ, nhân viên ngân hàng lại cho hay: Công việc không có nhiều thời gian rảnh rỗi vì vậy việc đi chợ hàng ngày của chị cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó lại có nhiều người bán rau, thực phẩm qua lại trụ sở vì vậy chị đã lựa chọn đi chợ tại cổng nhiệm sở. “Kinh tế vỉa hè” không được khuyến khích, thậm chí bị coi là gây mất trật tự, mất mỹ quan đô thị nhưng không thể phủ nhận, hiện nay loại hình kinh doanh này đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Chị M. chân thành chia sẻ: Dù đồng vốn bỏ ra không nhiều nhưng người kinh doanh luôn canh cánh nỗi lo “bị thu hồi” bất cứ lúc nào. Buôn bán ở vỉa hè chỉ thuận lợi khi thời tiết ủng hộ, nếu mưa bão coi như hôm đó thất thu. Về lâu dài chắc vẫn cần một cửa hàng nhưng trước mắt đây là giải pháp để những người dân như chị ổn định cuộc sống".

                                                                             Hải Yến

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục