Cán bộ kiểm tra sâu bệnh hại lúa trên địa bàn thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc.

Cán bộ kiểm tra sâu bệnh hại lúa trên địa bàn thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay là vụ có tiến độ gieo cấy sớm và tập trung nhất trong nhiều năm lại đây. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích xu hướng thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy, tình hình dịch hại chủ yếu và quy luật phát sinh gây hại của chúng trong tự nhiên, Chi cục BVTV dự kiến: Vụ mùa năm nay, mức độ gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh sẽ mạnh hơn so với vụ mùa năm 2012 và ở mức trên trung bình nhiều năm, thậm chí rất có khả năng xảy ra dịch trên diện rộng nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời.

 

Theo Chi cục BVTV, các đối tượng sâu bệnh hại lúa mùa đáng chú ý bao gồm sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy, sâu đục thân bướm hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, bệnh vàng lá, chuột, bệnh virus… Cụ thể, về khả năng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ: trưởng thành lứa 5 vũ hóa rộ và đẻ trứng từ 25/7-5/8 (sớm hơn với cùng lứa năm trước khoảng 5-7 ngày); sâu non hại diện rộng trên các trà lúa, hại mạnh trên trà sớm và chính vụ từ 5-20/8. Trưởng thành lứa 6 vũ hóa rộ từ 30/8-10/9, phân bố diện rộng trên các trà lúa; sâu non hại mạnh từ giữa tháng 9 trở đi, mật độ và diện phân bố tương đương cùng kỳ năm 2012. Trưởng thành lứa 7 dự báo vũ hóa rộ từ đầu tháng 10, sâu non hại diện hẹp trên trà cực muộn và diện tích cấy ép.

 

Về khả năng gây hại của tập đoàn rầy (rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ), có 3 lứa hại chính: rầy cám lứa 5 rộ từ cuối tháng 7 đến 10/8, hại phổ biến trên lúa mùa sớm và chính vụ, lứa này chủ yếu là rầu lưng trắng và rầy nâu nhỏ, đây cũng là lứa rầy truyền bệnh virus nguy hiểm nhất cho trà chính vụ và muộn. Rầy cám lứa 6 rộ từ 25/8-10/9, lứa này gây hại mạnh nhất, phân bố rộng, hại tập trung các trà lúa giai đoạn ôm đòng – chắc xanh, từ 20/9 trở đi nếu không phòng trừ kịp thời thì mức độ gây hại sẽ nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Rầy cám lứa 7 rộ từ đầu tháng 10, hại diện hẹp trên lúa trà muộn và diện tích cấy ép, giai đoạn ngậm sữa – đỏ đuôi vẫn có khả năng gây cháy từng ổ nhỏ.

 

Về khả năng gây hại của sâu đục thân bướm hai chấm: sâu lứa 3 tiếp tục hại rải rác trên các trà lúa đến đầu tháng 8. Trong đó, trưởng thành lứa 4 vũ hóa rộ từ 15/7-5/8, sâu non gây héo dảnh  diện rộng trên trà chính vụ và muộn, gây bông bạc trên trà sớm từ 20/8 trở đi. Cần đặc biệt chú ý sự gây hại của sâu lứa 4 vì năm nay diện tích cấy trà mùa sớm tăng cao nên diện tích bị ảnh hưởng bởi lứa sâu này cũng tăng theo.

 

Ngoài ra, về khả năng gây hại của các đối tượng khác, Chi cục BVTV dự báo: Diện phân bố và mức độ gây hại của bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn nhiều khả năng tăng cao trên diện tích lúa lai, đặc biệt là các giống Nhị ưu, TH3-4, D.ưu, Khang dân, CR203… Bệnh phát sinh hại mạnh từ trung tuần tháng 8 đến giữa tháng 9, đặc biệt sau những đợt mưa giông. Bệnh vàng lá (do ngộ độc đất, thiếu phân hữu cơ và thiếu các nguyên tố vi lượng) dự báo phát sinh đầu tháng 8 trên trà sớm, gây hại mạnh từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 trên tất cả các trà lúa, giai đoạn từ cuối đẻ nhánh – làm đòng. Trên những diện tích lúa bị nhiễm rầy, nếu kèm theo bệnh vàng lá sẽ rất dễ gây cháy rầy, ngay cả khi mật độ rầy còn thấp. Thêm vào đó, các đối tượng bệnh virus (lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá), bệnh thối bẹ, đốm nâu, dòi đục nõn, đạo ôn cổ bông… nhiều khả năng phát sinh, gây hại cục bộ trên giống nhiễm, trà muộn trỗ từ cuối tháng 9 đầu tháng 10/2013.

 

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 23.400 ha lúa, trong đó trà mùa sớm chiếm 35-40% tổng diện tích, trà chính vụ chiếm 60-65%. Thông tin từ Sở NN&PTNT cho biết: Đến giữa tháng 7, nhiều địa phương đã kết thúc gieo cấy, toàn tỉnh cơ bản kết thúc gieo cấy vào 20/7. Đây là vụ mùa có tiến độ gieo cấy sớm và tập trung nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, diện tích trà lúa mùa sớm đạt gần 50% diện tích, cao nhất từ trước đến nay. Hiện, lúa mùa đang đẻ nhánh rộ, diện tích trà mùa trung đang cấy – hồi xanh. Có được kết quả này là do ngay từ đầu vụ, Sở NN&PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương điều chỉnh cơ cấu các trà lúa, tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ.

 

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương: Tại các tỉnh phía Tây Bắc bộ, tổng lượng mưa các tháng từ tháng 7-9/2013 ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, từ tháng 10-12/2013 ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn tập trung vào thời kỳ nửa cuối tháng 7 và tháng 8, Hòa Bình sẽ chịu ảnh hưởng của mưa vừa, mưa to và kéo dài trên diện rộng khoảng 3-5 đợt. Dự báo diễn biến phức tạp của thời tiết và các đối tượng sâu bệnh hại lúa mùa, Chi cục BVTV đã gửi Công văn số 203/BVTV-KT ngày 12/7/2013 về việc tăng cường chăm sóc lúa vụ mùa năm 2013. Theo đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2013, Chi cục BVTV đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và cơ sở đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân tăng cường thực hiện các biện pháp chăm sóc lúa mùa; phát huy tốt vai trò của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, tổ dịch vụ BVTV cơ sở, học viên IPM, các lớp IPM, các câu lạc bộ khuyến nông... Đặc biệt, cần thường xuyên cập nhật thông tin dự báo sinh vật hại lúa từ cơ quan chuyên môn để chủ động hướng dẫn cơ sở và nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao, chú ý các đối tượng có khả năng phát sinh diện rộng như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bạc lá... Chi cục BVTV nhấn mạnh: Vụ mùa năm nay, mức độ gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh sẽ mạnh hơn so với vụ mùa năm 2012 và ở mức trên trung bình nhiều năm, rất có khả năng xảy ra dịch trên diện rộng nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời. Chính vì vậy, công tác BVTV cần phải được triển khai chủ động, tích cực. kiên quyết không để xảy ra dịch trên diện rộng.

·         Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV, khi chăm sóc lúa vụ mùa, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp chăm sóc, làm cỏ lúa đúng quy trình kỹ thuật. Bón cân đối giữa đạm, lân, ka ly, bón theo phương châm "nặng đầu, nhẹ giữa, nhẹ cuối". Trên những diện tích lúa sinh trưởng kém, bị vàng lá, bị nghẹt rễ cần bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục kết hợp với làm cỏ, sục bùn tạo thoáng khí, kích thích rễ phát triển; thay nước, kết hợp với phun một số loại phân bón qua , phân vi lượng. Khi cây lúa phục hồi ra rễ, lá mới mới bón bổ sung phân đạm, ka li hoặc phân NPK giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng, khắc phục hiện tượng vàng lá do thiếu dinh dưỡng. Bón thúc đợt cuối khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, bón theo phương châm "bón thúc để lúa phân hoá đòng" chứ không phải "thấy lúa có đòng mới bón thúc".

 

                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục