Mô hình sản xuất sắn bền vững ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khôi phục độ phì nhiêu cho đất.

Mô hình sản xuất sắn bền vững ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khôi phục độ phì nhiêu cho đất.

(HBĐT) - Mô hình trên thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững tại xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” được chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ Môi trường toàn cầu đầu tư kinh phí do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện từ năm 2009, thu hút 61 hộ tham gia với tổng diện tích 30 ha. Kết quả nghiệm thu mô hình cho thấy, việc thâm canh, xen canh cây sắn với cây trồng khác (mô hình sử dụng cây đậu che phủ - PV) là giải pháp hữu hiệu có tác dụng khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn, hơn thế nữa, năng suất của sắn cũng được nâng cao khi áp dụng phương pháp canh tác này.

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cho biết: Trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh ta quy hoạch vùng sản xuất sắn khoảng trên 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu. Tuy được xác định là loại cây trồng phù hợp với đặc thù canh tác của địa phương nhưng trên thực tế, sản xuất sắn chưa đạt hiệu quả tốt, người trồng sắn chưa quan tâm nhiều đến lối canh tác lấy ngắn nuôi dài, chưa quan tâm kỹ thuật thâm canh, xen canh cây sắn với cây trồng khác để tăng hiệu quả sử dụng đất. Chính vì vậy, mô hình khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn chuyên canh thông qua đầu tư thâm canh là một gợi ý đáng để người trồng sắn tìm hiểu và thực hiện.

 

Sau một thời gian thử nghiệm trồng sắn xen với cây đậu tương che phủ, kết quả cho thấy, với suất đầu tư 5 triệu đồng/ha, nếu trồng xen cây đậu tương, năng suất cây sắn vẫn đạt theo thiết kế khoảng trên 30 tấn/ha. Cụ thể, trong năm 2009, năng suất sắn củ trồng trong mô hình đạt 51,7 tấn/ha, năm 2010 đạt 45,4 tấn/ha, năm 2012 đạt 34,9 tấn/ha, năng suất sắn củ ở vị trí trồng xen cây đậu tương cao hơn ở vị trí đối chứng trung bình khoảng 9,2%. Nhằm mục đích phục hồi môi trường đất canh tác sắn, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình là bón phân cân đối, trồng xen sắn với đậu tương (mô hình thử nghiệm trồng 4 giống đậu tương là ĐT12, ĐT22, ĐT84, ĐT26), trồng băng cây xanh (cỏ voi, cốt khí) để chống xói mòn, cải tạo đất (nhờ khả năng cố định đạm tự nhiên của cây cốt khí và đậu tương), đồng thời bổ sung chất hữu cơ cho đất từ các phế phụ phẩm. Kết quả theo dõi lượng đất trôi cho thấy, trồng băng cây xanh sau 3 năm giảm được 13 tấn (35,3%) đất khô/ha, có vị trí giảm được 19 tấn đất khô/ha. Về kết quả phục hồi độ phì nhiêu đất trồng sắn do thời gian thực hiện dự án ngắn nên kết quả phục hồi môi trường đất không trực tiếp đánh giá bằng số liệu lý, hóa tính mà căn cứ vào năng suất sắn củ ở vị trí trồng xen và ở vị trí không trồng xen (cao hơn 9,2%). Đặc biệt, kết quả phục hồi môi trường đất canh tác sắn thể hiện rõ nét nhất là đã khôi phục lại được 4,3 ha đất trồng sắn đã bị hoang mạc hóa tại xóm Chum, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn). Từ năm 2009- 2012, trên diện tích 4,3 ha nói trên, năng suất sắn bình quân thu được từ 21,5 - 22 tấn/ha. Điều đáng ghi nhận là năng suất sắn ở diện tích này còn cao hơn so với năng suất sắn trung bình của toàn xã Hương Nhượng (18 tấn/ha).

 

Vừa có tác dụng khôi phục độ phì nhiêu cho đất trồng sắn, vừa có tác dụng nâng cao năng suất sắn và sản phẩm phụ trên một đơn vị diện tích canh tác. Đây là ưu điểm nổi bật của giải pháp xen canh cây sắn với cây đậu che phủ. Theo đánh giá của các đơn vị chuyên ngành, mô hình trên cần được nhân rộng ra các xã có nhiều diện tích đất trồng sắn trên đất dốc của huyện Lạc Sơn nói riêng và của tỉnh nói chung.

 

 

                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục