Đồng chí Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ tịch UBND xã Trung Sơn   phát biểu tại hội nghị giám sát tình hình thực hiện các văn bản pháp luật về giao đât, thu hồi đất, GPMB, tái định cư của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tại huyện Lương Sơn.

Đồng chí Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ tịch UBND xã Trung Sơn phát biểu tại hội nghị giám sát tình hình thực hiện các văn bản pháp luật về giao đât, thu hồi đất, GPMB, tái định cư của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tại huyện Lương Sơn.

(HBĐT) - Xã Trung Sơn nằm ở phía đông Nam huyện Lương Sơn, có trục đường Hồ Chí Minh chạy qua và giáp với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Xuân Mai- Miếu Môn. Đây là những lợi thế lớn để xã thực hiện giao lưu phát triển KT-XH. Đến nay đã thu hút được 22 dự án đầu tư vào địa bàn các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, bước đường xây dựng CNH nơi đây còn gặp khá nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.

 

Trong tổng số 22 dự án được thu hút về địa bàn, có 12 dự án đã đi vào hoạt động và đã thu hút được 298 lao động vào làm việc trong các DN. Theo đó, cơ cấu kinh tế của xã cũng đã có sự chuyển đổi rõ rệt: ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng 43,6%, nông- lâm nghiệp giảm xuống còn  26%. Tuy nhiên đã có nhiều vấn đề phát sinh sau quá trình thu hồi đất, GPMB như: chính sách bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp, sự tác động về môi trường đối với đời sống, sinh hoạt của người dân, mất đất dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

 

Theo thống kê của xã, có 625 lượt hộ trong diện thu hồi đất để bàn giao cho các DA. Trong đó có 28 hộ thuộc diện tái định cư, nay đã có 25 hộ được giao đất TĐC. Số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất 957 lao động, chiếm 32,3% lao động của xã.  Đến nay, các DN đã tạo việc làm cho 298 lao động, 254 lao động tự chuyển nghề, còn 405 lao động có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Một mặt, khi một số DA như: DA Nhà máy xi măng Trung Sơn, trường trung cấp nghề KTCN Hoà Bình, DA xây dựng tuyến đường Thành Lập- Tiến Sơn…bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động đã gây ảnh hưởng đến môi trường như: tiếng ồn, khói bụi, tài sản, hoa màu bị ngập úng… Những vấn đề phát sinh trên đã tác động lớn đến tư tưởng của người dân khi giao đất cho các DA còn lại.

 

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, cấp uỷ, chính quyền xã rất mong có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và nhà đầu tư để: hoàn chỉnh thủ tục đầu tư xây dựng đường vào khu nghĩa địa và trạm điện 110 KV tại xóm Lộc Môn. Lập phương án bồi thường hỗ trợ diện tích đất hành lang đường Hồ Chí Minh. Bàn giao mốc giới mặt bằng diện tích mở rộng 12,27 ha và xác định toạ độ, mốc giới, bàn giao diện tích mỏ đá nguyên liệu của DA, kiểm đếm và bồi thường tài sản cho hộ trên diện trích mỏ đá vôi. Triển khai đầu tư kè bờ trái tuyến suối DA Nhà máy xi măng Trung Sơn đảm bảo thoát lũ, tránh gây sạt lở đất canh tác của các hộ dân. Hỗ trợ số tiền 470 triệu đồng cho 120 hộ  không cấy lúa vụ mùa năm 2007 do thu hồi mặt bằng xây dựng Nhà máy xi măng Hoà Bình. Giải quyết hỗ trợ tràn dầu ảnh hưởng đến sản xuất của một số hộ dân có đất canh tác tại đồng Thềnh, xóm Bến Cuối. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tác động môi trường trong hoạt động sản xuất của công ty TNHH xi măng Trung Sơn, Công ty TNHH Nam Phương. Các DN quan tâm đào tạo, tuyển dụng lao động xã vào làm việc…

 

Với những DA chưa triển khai hoặc triển khai chậm như: Công ty TNHH xây dựng Hoà Bình, 3 năm nay không còn hoạt động; Công ty Cơ điện Việt Nam, Công ty Trường Giang, Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Hồng Quân đã được cấp phép khai thác từ nhiều năm nay nhưng vẫn không triển khai thực hiện… đề nghị tỉnh có chế tài xử lý cụ thể hoặc thu hồi DA.

 

Theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn, thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, tình hình KT-XH của xã đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được ổn định, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Tiềm năng, thế mạnh  đang từng bước được đầu tư, khai thác có hiệu quả. Trung Sơn hôm nay đã, đang trên đà phát triển với cơ cấu kinh tế công nghiệp là chủ lực và rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có thể tiến nhanh trên bước đường CNH.

 

                                                                          Lam Nguyệt

 

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục