(HBĐT) - Là gia đình có diện tích vườn rộng, anh Nguyễn Văn Quỳnh, xóm Đồng Hương, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và khu vực chăn nuôi trên diện tích 1.500 m2 với kinh phí khoảng 30 triệu đồng. Năm 2011, khi mới bắt tay vào thực hiện, anh nuôi 400 con gà bán lấy thịt. 3 tháng sau với thành công bước đầu, đã cho gia đình anh nguồn thu 30 triệu đồng.

 

Anh Quỳnh cho biết, yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của việc chăn nuôi là làm tốt công tác phòng, chữa bệnh cho gia cầm, thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi. Vì vậy, lứa gà thứ 2, anh không nuôi gà tần nữa mà xuống lò ấp trứng ở Ba Vì để mua gà bóc trứng về nuôi và anh duy trì lấy giống ở đó cho đến nay. Với giống gà này, mỗi năm anh nuôi được 2 lứa, mỗi lứa khoảng 1.000 con. Anh cho biết, 1 con gà từ khi úm cho đến lúc bán, hạch toán hết khoảng 10.000 đồng tiền thuốc, trong khi đó, tiền thức ăn phục vụ chăn nuôi cũng tương đối tốn kém. Mỗi lứa gà 1.000 con, chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh cũng hết trên 100 triệu đồng. Do vậy, gia đình anh gặp nhiều khó khăn về vốn. Với phương châm lấy công làm lãi, khi gà được giá, trọng lượng bình quân trên 2 kg/con cũng cho anh nguồn thu khoảng 60 triệu đồng, lúc thấp cũng được khoảng 30 - 40 triệu đồng. Với đầu tư tương đối ổn định nên lứa gà này anh đang nuôi 700 con gà thịt, chỉ khoảng 1 tháng nữa sẽ được xuất bán ra thị trường. Mong muốn của anh Quỳnh không chỉ dừng lại ở quy mô chăn nuôi như hiện nay mà có vốn, anh sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 chuồng nữa để nuôi gà nối vụ, tăng thêm nguồn thu cho gia đình và nuôi 2 con đang theo học ở Học viện Thanh - thiếu niên và Cao đẳng nghề Hòa Bình. Với phương châm sống “mình vì mọi người”, dù gia đình anh vẫn còn khó khăn, song năm 2005, anh Quỳnh đã hiến gần 90 m2 đất cho xóm xây dựng nhà văn hóa để nhân dân có nơi giao lưu hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần. Hiện nay,  anh còn tích cực tham gia công tác xã hội như: chi hội trưởng hội nông dân xóm Đồng Hương và tổ trưởng  tổ vay vốn.

 

Với những thành quả trong phát triển kinh tế gia đình, anh Quỳnh đã được xã Hợp Thành và Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chọn là gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, anh còn được tặng nhiều giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, phong trào nông dân trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

 

 

                                                               Nguyễn Phượng

                                                            (Đài TT-TH Kỳ Sơn)

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục