Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng NTM, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) mở rộng diện tích dưa chuột vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: P.V

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng NTM, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) mở rộng diện tích dưa chuột vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: P.V

(HBĐT) - Sau 3 năm (2011 - 2013) triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, kinh tế khu vực nông thôn tiếp tục phát triển, ANCT - TTATXH được giữ vững, dân chủ ở cơ sở được phát huy; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Kết quả từ chương trình này đã góp phần tích cực vào tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

 

Đến nay, 191 xã đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng xã NTM. Trong 3 năm (2011-2013), bằng nhiều nguồn lực, toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp được 2.593 km đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm và nội đồng, 671 km kênh mương dẫn nước, 247 công trình thủy lợi, 129 xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn, 24 xã có chợ đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí, sửa chữa, nâng cấp được 89 NVH và khu thể thao xã, 367 NVH, khu thể thao thôn, bản, 58 xã có trạm y tế đạt chuẩn, 179.112/450.845 nhà ở dân cư nông thôn được xây dựng kiên cố, 129/581 trường mầm non, tiểu học và THCS đạt chuẩn; 13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các xã đã triển khai trên 400 mô hình sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo và củng cố quan hệ sản xuất, đưa thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng thêm khoảng 2,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm 3,5%/năm. Các HTX, tổ hợp tác và trang trại từng bước được củng cố để tiếp tục phát huy hiệu quả; 100% xã đạt chuẩn PCGD THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 81,05 %; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học hàng năm đạt 92%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 94,3 %; tỷ lệ dân nông thôn được dùng NSH hợp vệ sinh đạt 78%; 166 xã có tổ chức Đảng, chính quyền đạt TS-VM; 162 xã có tổ chức xã hội đạt tiên tiến; đảm bảo ANCT - TTATXH ở nông thôn. Kết quả huy động nguồn lực trong 3 năm được 7.024 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 1.240 tỷ đồng, hiến 800.459 m2 đất và trên 770.000 ngày công lao động.

 

Về kết quả thực hiện tiêu chí NTM, đến nay, đã có 1 xã đạt 16 tiêu chí, 4 xã đạt 15   tiêu chí: 46 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 116 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, còn 24 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

 

Để đạt được những kết quả trên, một số kinh nghiệm rút ra là: Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào xây dựng NTM; cán bộ, đảng viên phải hiểu và tiên phong trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Cấp ủy và chính quyền tích cực cải cách thủ tục hành chính: Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong quá trình xây dựng, phát triển, mọi việc phải được công khai, minh bạch. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nội lực và ngoại lực: Đa dạng hóa huy động nguồn lực để xây dựng NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của DN và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ NSNN là cần thiết”. Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, tổ chức, đoàn thể, chính trị-xã hội; coi trọng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ có năng lực, nhiệt tình làm công tác xây dựng NTM, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.

 

Nhằm phát huy tốt những kết quả đạt được, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về yêu cầu, mục tiêu của chương trình.

 

                                                                                    Lê Văn Thạch

                                                                        (Chi cục phát triển nông thôn)

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục