Ông Nguyễn Văn Khuyên, hội viên CCB chi hội Thông, xã Hợp Thịnh trao đổi kinh nghiệm trồng phật thủ.

Ông Nguyễn Văn Khuyên, hội viên CCB chi hội Thông, xã Hợp Thịnh trao đổi kinh nghiệm trồng phật thủ.

(HBĐT) - Hội CCB huyện Kỳ Sơn có 2.446 đồng chí, sinh hoạt tại 15 cơ sở hội. Trong những năm qua, Hội CCB huyện Kỳ Sơn đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp hội viên CCB xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

Cùng với những cán bộ hội CCB huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Khuyên, xóm Thông, xã Hợp Thịnh, một trong những hội viên CCB làm kinh tế giỏi  của huyện. Đây là năm thứ 4, gia đình ông Khuyên phát triển kinh tế từ cây phật thủ. Cây trồng khi chỉ phù hợp với điều kiện thổ, nhưỡng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình ông. Nhớ lại quá trình tìm hiểu và quyết định lấy cây phật thủ làm cây chủ lực phát triển kinh tế, ông Khuyên cho biết: Từ nhiều năm nay, gia đình tôi đã nhận thầu đất 5% của xã để phát triển kinh tế gia đình, trên diện tích hơn 4.000m2, tôi đã thử nghiệm trồng nhiều loại như ngô, mía, dong riềng… tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại không cao do vốn đầu tư nhiều nhưng bấp bênh về giá cả. Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế, tôi được một người bạn giới thiệu giống cây phật thủ. Nhận thấy đây là giống cây không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật lại giữ giá trên thị trường, mặt khác, tại huyện hiện chưa có người đầu tư giống cây này, Vì vậy, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng thông qua chương trình tín chấp của Hội CCB xã để đầu tư trồng cây phật thủ. Ban đầu với nguồn vốn huy động được hơn 60 triệu đồng, ông Khuyên xuống giống 330 gốc phật thủ. Qua năm thứ 3, nhờ tích luỹ được kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật tốt, cây phật thủ sai quả, và ra quả đẹp nên thương lái vào thu mua tận vườn với giá cao. Nhờ đó, trừ chi phí, gia đình ông thu hơn 100 triệu đồng, năm 2013 thu hơn 200 triệu đồng. Hiện nay, bình quân một năm gia đình ông cho thu 2 đợt quả phụ và 1 đợt quả trong dịp Tết, tổng thu nhập bình quân từ vườn phật thủ khoảng 300 – 400 triệu đồng.

 

Cũng như gia đình ông Khuyên, nhiều hội viên CCB huyện Kỳ Sơn đã mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Tiêu biểu như mô hình thanh long đỏ của ông Vũ Tuấn Khích, chi hội Giếng, xã Hợp Thành với thu nhập trên 500 triệu đồng/năm…. Đồng chí Phan Văn Thẻo, Chủ tịch Hội CCB huyện Kỳ Sơn cho biết: giúp các hội viên phát triển kinh tế, từ nhiều năm nay, Hội đã mạnh dạn khai thác nhiều nguồn vốn, tín chấp với ngân hàng CSXH, làm cầu nối giúp hội viên tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm này, huyện hội đã tín chấp giúp 4 hội viên phát triển dự án chăn nuôi bò sinh sản với tổng số vốn 245 triệu đồng; quản lý 34 tổ vay vốn và tiệt kiệm với tổng số 1.248 hộ hội viên được vay, tổng số tiền hơn 23 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện hội cũng đã huy động nguồn vốn vay việc làm của địa phương, vay vốn hộ nghèo, vay vốn các tổ chức tín dụng và quỹ nội bộ của hội cho hàng trăm hội viên vay với tổng số vốn lên đến hơn 31 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, nhiều hội viên CCB huyện Kỳ Sơn đã đầu tư phát triển kinh tê gia đình, xoá đói - giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn đã giúp nhiều mô hình VAC của các hội viên phát triển tổt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt có 10 cơ sở HTX sản xuất chổi chít do hội viên CCB làm chủ đã thu hút hơn 200 lao động, thu nhập bình quân đạt từ 1,5 – 2,1 triệu đồng/tháng trở lên.

 

Nhờ đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình, đến nay, nhiều hội viên CCB huyện Kỳ Sơn đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo khảo sát cuối năm 2013, toàn huyện có tổng số 2.387 hộ hội viên CCB, trong đó có 56,8% hộ hội viên có mức sống khá, giàu; 42,56% hộ hội viên có mức sống trung bình; 0,6% hộ nghèo, giảm 15 hộ so với năm 2012. Thu nhập bình quân đạt 26,5 triệu đồng/người/năm. 80% số hộ hội viên có nhà ở mái bằng, nhà tầng; 20% hộ hội viên có nhà cấp 4, không có nhà tranh tre dột nát.

 

 

                                                                Phương Linh

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục