Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Lạc tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân làm các thủ tục đất đai.

Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Lạc tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân làm các thủ tục đất đai.

(HBĐT) - Hết năm 2013, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được 277.726,61 ha trên diện tích cần cấp 298.742,84 ha (chỉ tiêu của Bộ TN&MT giao) đạt 92,97% diện tích đất các loại cần cấp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Như vậy tỉnh ta, hoàn thành chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao.

 

Theo đánh giá của Sở TN&MT, công tác cấp GCNQSDĐ còn những yếu kém như: việc cấp GCN cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân đã cơ bản hoàn thành nhưng chất lượng còn hạn chế do hồ sơ địa chính đã lập, GCN quyền sử dụng được cấp trên cơ sở nhiều loại bản đồ, nhiều loại tài liệu khác nhau nên chưa có sự đồng nhất, đồng thời độ chính xác không cao dẫn đến chất lượng không đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai. Nhất là đối với đất ở nông thôn, GCN được cấp theo hình thức các hộ vẽ sơ đồ đất và tự kê khai diện tích nên diện tích cấp GCN biến động khác so với thực tế sử dụng. Trước đây có nhiều địa phương cấp GCN không đúng quy định (ghi đất ở và đất vườn là đất thổ cưu trên toàn bộ thửa đất), việc rà soát, chỉnh lý thực hiện chậm, chưa phản ảnh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất dẫn đề khó khăn cho quản lý, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ TĐC, cấp lại, cấp đổi GCN. Ngoài ra trên địa bàn còn diện tích lớn đất nông, lâm nghiệp, đất ở do các nông, lâm trường quản lý chưa bàn giao theo đề án sắp xếp đổi mới NLT đã phê duyệt nên chưa được xét cấp GCN, diện tích đất chuyên dùng do các tổ chức quản lý sử dụng chưa được cấp GCN chưa đạt chỉ tiêu đề ra (85% diện tích đất cần cấp). Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN được nêu ra như hệ thống chính sách, trình tự thủ tục cấp GCN được ban hành nhiều, thay đổi thường xuyên, một số quy định chưa rõ rang gây khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện; hệ thống sổ sách, quản lý cập nhật biến động chưa thường xuyên dẫn đến việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN; đội ngũ cán bộ, công chức đất đai tại cơ sở yếu về trình độ, năng lực, tránh nhiệm chưa cao, chưa được đào tạo, đào tạo lại

 

Năm 2014, nhằm đẩy nhanh và nâng cao chất lượng cấp GCN, tiếp tục đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, Sở TN&MTđã tham mưu triển khai một số giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ tỉnh xuống huyện bảo đảm đủ cán bộ, kinh phí, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết theo yêu cầu để nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt ưu tiên cho công tác cấp GCN. Tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện lập thủ tục thu hồi diện tích đất do các nông, lâm trường đang quản lý bàn giao lại cho địa phương theo phương án chuyển đổi đã phê duyệt để thực hiện cấp GCN cho người đang sử dụng đất theo quy định. Chú trọng cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính làm cơ sởc ho việc cấp mới, cấp đổi GCN, đối với những địa phương đã hoàn thành cấp GCN theo kết quả đo đạc địa chính đề nghị T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về các quy định của pháp luật cũng như quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cấp GCN. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính trong thực hiện cấp GCN. Năm nay, Sở TN&MT đang tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng TN&MT phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trao đến tận tay người dân, không để tình trạng GCN đã ký nhưng chậm đến tay người dân. 

 

 

                                                                                           PV

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục