Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra dự án mở đường lên xóm Đăm, xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc).

Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra dự án mở đường lên xóm Đăm, xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc).

(HBĐT) - Chính sách dân tộc đang mang lại hiệu quả thiết thực cải thiện đời sống cho người dân các xã vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Xóm Đăm, xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) bây giờ đang có sức sống mới. Đây là 2 điểm xa nhất tỉnh, chênh vênh trên đỉnh núi, tiếp giáp với Sơn La.

 

Trước đây, người ta vẫn bảo xóm bị cô lập về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cô lập về không có đường, điều kiện văn hóa tinh thần. Cuộc sống, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp. Xóm không có nhà xây, bữa cơm ngô, lạc, măng cháo qua ngày. Con đường từ trung tâm xã Đồng Nghê dài khoảng 9 km được triển khai bằng nguồn vốn Chương trình 135 kết hợp với nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Phần Lan đã được bàn giao và đưa vào khai thác, vượt dốc lên xóm Đăm rồi xóm Lài đang góp phần quan trọng xói đói giảm nghèo cho người dân. 2 xóm cao và xa nhất của tỉnh chính thức đoạn tuyệt với lội bộ vượt núi và bị cô lập. Ngô, lạc, sắn, trâu, bò, lợn đã mang nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Xe máy đã thay ngựa thồ, người cõng. Đến Trung tâm Mường Chiềng chỉ có hơn mấy chục phút đồng hồ. Người dân đang dần thoát nghèo.

 

Chính sách dân tộc đang tạo sự thay đổi lớn lao cho các vùng khó khăn trong tỉnh. Mỗi con đường mở mới đưa vào khai thác đang giúp bà con cải thiện cuộc sống bớt vất vả. Ngọc Sơn, Tư Do, Ngọc Lâu (Lạc Sơn) đã bớt nỗi ám ảnh lấm len bùn đất mỗi khi xuống dốc, vượt đèo. Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngô Luông Quyết Chiến (Tân Lạc) cũng đã bước đầu khắc phục cách trở vì giao thông khó khăn. Nước sinh hoạt, nước sản xuất đã về giảm bớt cơn khát cho người dân Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

 

Từ nhiều nguồn vốn Chương trình 134, 135, các chính sách dân tộc đang mang lại sự đổi thay lớn lao cho cuộc sống đồng bào dân tộc. Trong giai đoạn 2011-2014, chương trình 135 và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đầu tư 366, 65 tỷ đồng xây dựng 726 công trình hạ tầng cho các xừ, xóm đặc biệt khó khăn. Trong đó, 110 công trình trường học, 334 công trình đường giao thông, 127 công trình thủy lợi 17 công trình y tế, 103 nhà sinh hoạt cộng đồng, 20 công trình nước sinh hoạt, 14 công trình điện, 1 công trình trạm phát thanh góp phần quan trọng cải thiện điều kiện dân sinh. Dự án hỗ trợ sản phát triển sản xuất (Chương trình 135) đã đầu tư 50, 7 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ máy móc, giống vốn, khoa học kỹ thuật, giúp hộ dân giảm bớt khó khăn, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, chính sách dân tộc được thực hiện thông qua các dự án nước sạch theo quyết định 1592/2009/QĐ-TTg, Dự án định canh định cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định 1342/2009/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo; cho vay vốn hỗ trợ sản xuất... đã và đang mang lại những đổi thay căn bản cho sản xuất, đời sống người dân vùng khó khăn. Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Các chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc được thực hiện công khai, dân chủ, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng đã phát huy hiệu quả, củng cố lòng tin của người dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua thực hiện chính sách dân tộc, hạ tầng các xã vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện mạnh mẽ. Đến nay, 100% xã trong vùng đặc biệt khó khăn đều có trường tiểu học, THCS, trạm y tế, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã. Đã có hàng nghìn lượt cán bộ, xã, thôn bản, cộng đồng được trang bị kiến thức, nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành, cơ bản đáp ứng yêu cầu tại cơ sở. Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc từng bước ổn định. Đến nay, vùng đặc biệt khó khăn không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3-4%/năm, dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng 135 còn khoảng 33%.

 

 

                                                                           Lê Chung

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục