Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh huyện Cao Phong luôn làm tốt công tác thu hút tiền gửi, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.

Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh huyện Cao Phong luôn làm tốt công tác thu hút tiền gửi, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo định hướng của ngành, địa phương, tập trung đầu tư hiệu quả hoạt động tín dụng trên địa bàn. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách về lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), qua đó, tạo điều kiện cho khách hàng giảm được áp lực lãi suất cao, có điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh và đảm bảo nguồn lực cho công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn (NNNT).

 

Tính đến đầu tháng 9, Agribank Hòa Bình có tổng dư nợ trên toàn địa bàn đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng 225 tỷ đồng, tương đương 4,4% so với đầu năm và tăng 16,6% so cùng kỳ. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt trên 3.230 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,3% và tăng 12,5% so cùng kỳ năm trước; dư nợ cho vay trung hạn đạt 1.680 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,9% và dư nợ cho vay dài hạn đạt 353 tỷ đồng, chiếm 6,7%.  

Theo đồng chí Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng đạt yêu cầu đề ra phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, nhất là trong lĩnh vực đầu tư cho NNNT, thời gian qua, Agribank Hòa Bình đã thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về thực hiện các chính sách đối với lãi suất cho vay.  

Cụ thể, lãi suất ngắn hạn tối đa đối với một số ngành, lĩnh vực theo quy định của NHNN đã được Agribank Hòa Bình triển khai từ 8 - 9%/năm. Ngoài ra, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn, từ tháng 5 - 7/2013,  Agribank Hòa Bình đã giảm lãi suất cho vay các dư nợ cũ thuộc đối tượng SX-KD có lãi suất cao hơn 15%/năm xuống còn 15%/năm. Đối với khách hàng vay vốn còn dự nợ có lãi suất tiền vay cao hơn mức 13%/năm cũng đã được Agribank Hòa Bình thực hiện giảm đồng loạt lãi suất xuống còn 13%/năm.  

Tính từ tháng 10/2013 đến nay, Agribank Hòa Bình đã liên tiếp thực hiện 3 lần giảm lãi suất cho vay. Đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay cao nhất đối với lĩnh vực phi sản xuất chỉ ở mức 12%/năm.  

Nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh năm 2014 với dư nợ cho vay tăng trưởng từ 12 -  15% so với năm 2013, từ nay đến cuối năm, Agribank Hòa Bình tiếp tục bám sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo định hướng của Agribank, trong đó tập trung đầu tư hiệu quả, coi trọng các dự án, phương án cho vay hộ sản xuất, khách hàng NNNT và nông dân.  

 Agribank Hòa Bình sẽ chủ động tìm kiếm khách hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm dịch vụ còn nhiều tiềm năng, có khả năng thu hút nguồn vốn và thu phí dịch vụ, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong tình hình hiện nay.  

Đối với các chính sách của Nhà nước trong hoạt động tín dụng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH địa phương, Agribank Hòa Bình tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng, tập trung cho vay nông nghiệp nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực NNNT.  

Được biết, đến thời điểm hiện tại, dư nợ cho vay của Agribank Hòa Bình lĩnh vực NNNT và nông dân chiếm tỷ trọng 93%/ tổng dư nợ; dư nợ cho vay với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 47,4%. Với thị phần tín dụng chiếm 50,5% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, mỗi một động thái tích cực của Agribank Hòa Bình cũng sẽ góp phần đáng kể đến sự phát trển KT-XH địa phương, đặt biệt trong phát triển NNNT.    

 

                                                                         Hồng Trung

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục