Hội viên phụ nữ xã Thống Nhất (TPHB) tham gia lớp tập huấn trồng rau sạch của Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh.

Hội viên phụ nữ xã Thống Nhất (TPHB) tham gia lớp tập huấn trồng rau sạch của Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh.

(HBĐT) - Xác định rõ Đề án “Đào tạo nghề cho lao độõng nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt ĐA 1956) và Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” (gọi tắt ĐA 295) là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

 

Vì vậy thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn và phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng bị thu hồi đất đầu tư cho các dự án. Hàng năm, Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh và Hội phụ nữ các huyện, thành phố đã khảo sát nhu cầu học nghề của lao động tại các địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch, mở các lớp nghề cho các đối tượng phù hợp với từng địa phương.

 

Trong nửa nhiệm kỳ qua, các cấp Hội phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ thông qua hoạt động: khảo sát, tập huấn nâng cao năng lực về lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm cho hơn 300 lượt cán bộ Hội các cấp tham gia. Xây dựng các mô hình: tổ liên kết, tổ sản xuất - kinh doanh, tổ hợp tác, HTX, kinh doanh dịch vụ...  tham gia các đề án: sản xuất rau an toàn, sản xuất thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hiếu, hỷ. Trung tâm dạy nghề PN tỉnh và các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh phối hợp với phòng kinh tế hạ tầng, Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố, trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở sản xuất mở trên 200 lớp dạy nghề cho trên 6.000 hội viên về trồng nấm, nuôi ong, rau an toàn, chổi chít, tăm mành, đan rọ tôm, móc vòng, mây - tre đan, dệt thổ cẩm, may túi siêu thị...  tư vấn, giới thiệu việc làm cho chục ngàn lao động nữ.

 

Tính riêng năm nay, Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh đã mở được 7 lớp đào tạo nghề cho 222 học viên, trong đó 3 lớp trồng rau an toàn cho 100 học viên xã Dân Chủ (TP Hòa Bình), xã Tân Phong (Cao Phong), xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi);  2 lớp nghề sản xuất chổi chít cho 70 học viên tại xã Tu Lý (Đà Bắc) và xã Hợp Thành (Kỳ Sơn); mở 1 lớp đào tạo nghề sản xuất hương cho 30 học viên xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình); 1 lớp đan rọ tôm cho 22 học viên xã Thung Nai (Cao Phong). 100% học viên tham gia các lớp là hội viên, phụ nữ. Tổ chức hội thảo “Mô hình dịch vụ gia đình” với sự tham gia của 30 đại biểu là lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Trung tâm DNPN tỉnh, Ban gia đình xã hội; lãnh đạo Hội PN thành phố, Chủ tịch Hội PN các phường trên địa bàn thành phố Hòa Bình, các cơ sở dịch vụ gia đình và đại diện hội viên, phụ nữ có nhu cầu làm dịch vụ. Hội thảo bàn về nhu cầu làm dịch vu, ù sử dụng dịch vụ gia đình và thảo luận về phương hướng thành lập mô hình dịch vụ gia đình trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

 

Mặt khác, Trung tâm dạy nghề phụ nữ còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm. Cụ thể như phối hợp với Công ty TNHH Happy life Việt Nam tổ chức được 2 sàn giao dịch tư vấn và giới thiệu việc làm nghề giúp việc gia đình cho hơn 100 hội viên hội phụ nữ xã Yên Quang và Phúc Tiến (Kỳ Sơn). Hội phụ nữ các huyện, thành phố chủ động phối hợp mở 20 lớp dạy nghề cho 525 lao động nữ (các nghề: tin học, may công nghiệp, thêu, đan rọ tôm); phối hợp với các Phòng LĐ &TBXH, tổ chức cho 55 công ty mở sàn giao dịch giới thiệu việc làm, hội chợ lao động việc làm cho trên 1.600 lao động, tư vấn giới thiệu gần 100 lao động đi làm ở các công ty trong nước. Phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động tư vấn giới thiệu việc làm ngoài nước cho gần 200 người và có 45 người tham gia đi làm việc tại các nước.

 

Công tác tuyên truyền được quan tâm, chú trọng. Các cấp Hội đã kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT chăn nuôi lợn nái, kỹ thuật sử dụng thuốc trừ sâu, chăm sóc mạ chiêm, gà thả vườn, nuôi cá lồng. Qua các lớp tập huấn, học viên được tiếp cận, thực hành kiến thức KH -KT mới áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cách tổ chức các mô hình kinh tế nhỏ và vừa. Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động giám sát, đảm bảo để chị em SX -KD có hiệu quả. Nhiều phong trào, mô hình điển hình  hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được hình thành và nhân rộng. Điển hình như mô hình gia công móc vòng tại xã Hợp Châu (Lương Sơn) có 300  500 lao động, thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng /người/tháng. Đây là mô hình tạo việc làm lúc nông nhàn phù hợp cho lao động nữ và góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp nhẹ và TTCN.

 

 

                                                                      Phương Nga 

                                                                 (Hội LHPN tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục