Hội CTĐ thành phố Hòa Bình giao bò cho các hộ gia đình khó khăn có đủ điều kiện theo chương trình “Ngân hàng bò”. Ảnh: Minh Tuấn

Hội CTĐ thành phố Hòa Bình giao bò cho các hộ gia đình khó khăn có đủ điều kiện theo chương trình “Ngân hàng bò”. Ảnh: Minh Tuấn

(HBĐT) - Dự án “Ngân hàng bò” là một dự án nhân văn của T.Ư Hội CTĐ Việt Nam được phát động từ năm 2010 với mục tiêu là huy động các nguồn lực từ các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài và các nhà hảo tâm để có 100.000 con bò tương đương với 100 tỷ đồng tặng các hộ nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn tại các xã nghèo của các tỉnh biên giới và các địa phương trên toàn quốc. Tỉnh ta là một trong 44 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai thực hiện chương trình “Ngân hàng bò”, trong đó, huyện Lương Sơn là địa phương thực hiện tích cực chương trình này, tạo động lực cho người nghèo có một nền tảng đầu tiên để phát triển sản xuất.

 

Để thực hiện có hiệu quả dự án, sau khi nhận được sự chỉ đạo của Hội CTĐ tỉnh, Hội CTĐ huyện Lương Sơn đã tích cực tuyên truyền, phát động phong trào đóng góp gây quỹ ủng hộ dự án và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các hội viên cùng đông đảo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Cùng với việc quyên góp, Hội cũng đã phối hợp với chính quyền các xã và chỉ đạo các cơ sở Hội tổ chức bình xét đúng đối tượng được hưởng lợi theo quy định. 

 

 Kết quả trong 2 năm 2013,  2014, Hội CTĐ huyện đã quyên góp được 165 triệu đồng để mua 10 con bò giống trao cho 10 hộ nghèo tại các xã: Hợp Châu, Hợp Thanh, Tân Thành, Long Sơn và thị trấn Lương Sơn.

 

 Gia đình anh Quách Đình Thẻo ở thôn Thăng, xã Hợp Thanh là một trong những hộ đầu tiên được nhận bò từ chương trình này xúc động chia sẻ: Gia đình nghèo, ngoài những ngày làm đồng vợ chồng tôi phải đi làm thuê để lấy tiền nuôi con ăn học. Tôi cảm ơn dự án đã tặng cho gia đình 1 con bò, vợ chồng tôi hứa sẽ chăm sóc con bò cho thật tốt để sớm thoát khỏi hộ nghèo và có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi, đến chốn.

 

Cùng chung niềm vui với gia đình anh Thẻo, chị Nguyễn Thị Yến, xóm Phượng Sồ - xã Tân Thành cũng phấn khởi chia sẻ: Nếu để tự lực thì cả đời tôi cũng không mua nổi 1 con bò. Bây giờ được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho bò rồi tôi sẽ bảo ban con cháu cùng chăm sóc để bò phát triển tốt và sinh sản. 

 

Dự án  “Ngân hàng bò” là một mô hình rất đặc biệt, không chỉ ở hiệu quả thiết thực do dự án mang lại mà còn ở cách tư duy và phát triển dự án này. Ở mô hình này, mỗi hộ gia đình nghèo được tặng 1 con bò giống. Sau khi bò giống đẻ lứa đầu, hộ hưởng lợi tiếp tục chăm sóc bê con đến khi được 12 tháng tuổi sẽ chuyển giao con bê này cho Hội CTĐ để Hội tiếp tục chuyển cho hộ nghèo khác nuôi. Sau khi giao con bê lứa đầu tiên cho Hội CTĐ, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò giống. Theo quy trình như vậy, số lượng bò giống gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều hộ gia đình nghèo khác trên địa bàn được trợ giúp.

 

Sau khi giao bò cho các hộ nghèo, Hội CTĐ huyện đã phối hợp với Phòng NN &PTNT, Trạm thú y của huyện tiến hành tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc con giống; kỹ thuật làm chuồng trại; những bệnh thường gặp để người dân sớm phát hiện và kịp thời báo cáo; giải đáp những thắc mắc của người hưởng lợi về chương trình của dự án. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình làm chuồng trại, vệ sinh chuồng trại, trồng cỏ và tiêm phòng định kỳ cho đàn bò giống.

 

Dự án “Ngân hàng bò” trên địa bàn huyện Lương Sơn đã được triển khai một cách toàn diện không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho các hộ nghèo trên địa bàn mà còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là sự sẻ chia, chung tay, góp sức của cả cộng đồng với tinh thần tương thân tương ái từng bước góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện để người nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững.

 

 

 

                                                                 Trần Trang

                                                     (Đài TT-TH Lương Sơn)

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục