Gia đình ông Bùi Văn Riu, xóm Bào 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đầu tư trồng 100 gốc bưởi da xanh và bưởi đỏ.

Gia đình ông Bùi Văn Riu, xóm Bào 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đầu tư trồng 100 gốc bưởi da xanh và bưởi đỏ.

(HBĐT) - Theo cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Tân Lạc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Riu, xóm Bào 2, xã Thanh Hối. Đây là gia đình chính sách điển hình vượt khó phát triển kinh tế. Ông Riu chia sẻ: “Tôi tham gia quân đội từ năm 1974- 1980 và là thương binh hạng 4/4. Tháng 12/1980, tôi trở về quê và lập gia đình. Thời kỳ đầu, hai vợ chồng với hai bàn tay trắng chỉ trông chờ vào trên 2.000 m2 cấy lúa. Chăm chỉ làm lụng quanh năm cũng không đủ ăn. Năm 1991, gia đình học hỏi và mạnh dạn chuyển sang trồng cây mía tím. 1 cây mía có thu nhập tương đương với 3- 4 kg thóc. Từ 3.600 m2 trồng mía tím, nuôi lợn, gia đình đã xây dựng được ngôi nhà vững trãi để ở".

 

Những năm gần đây, nhiều nhà trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao, tháng 8/2011, ông Riu đã vay vốn Ngân hàng NN &PTNT đầu tư trồng 40 gốc bưởi da xanh, 60 gốc bưởi đỏ. Để lấy ngắn nuôi dài, gia đình ông trồng thêm khoai sọ, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò để tăng thu nhập. Năm nay là năm đầu tiên cây bưởi cho thu bói. Theo dự tính của ông Riu, với giá cả thị trường như hiện nay, vườn bưởi của gia đình sẽ cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng /năm...  

Đồng chí Bùi Thị Hiếu, Phó trưởng Phòng LĐ -TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Không chỉ gia đình ông Riu, từ sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, nhiều hộ dân các xã, thị trấn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên thoát nghèo. Trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: trồng bưởi đem lại thu nhập cao tập trung ở các xã Thanh Hối, Đông Lai, mía tím ở Mỹ Hoà; su su lấy ngọn ở Quyết Chiến, khôi phục và phát triển giống quýt cổ ở xã Nam Sơn, duy trì mô hình nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở xã Thanh Hối... Những năm qua, huyện Tân Lạc đã làm tốt công tác phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực, chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả công tác XĐ -GN, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 23,15%. Từ đầu năm đến nay, thực hiện công tác XĐ -GN, UBND huyện đã bổ sung từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho 4.705 hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán năm 2014 trên 1, 1 tỷ đồng. Huyện phối hợp với các tổ chức, DN, cá nhân tặng 787 suất quà cho hộ nghèo trị giá gần 240 triệu đồng. Triển khai và thực hiện chính sách mua và cấp thẻ BHYT cho trên 75.000 đối tượng được hưởng NSNN hỗ trợ. Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 4.705 hộ nghèo, kinh phí 565 triệu đồng. Bên cạnh đó, người nghèo còn được tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn đầu tư phát triển SX -KD. Trong 9 tháng năm nay, thông qua Ngân hàng CSXH đã có 18.137 hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ 188.908 triệu đồng. Tổng số lượt hộ nghèo được vay sinh kế là 2.778 hộ; 541 hộ được tập huấn hướng dẫn cách phát triển SX...  

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Thị Hiếu, năm nay, theo kế hoạch, huyện được giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 20,14%. Đây là chỉ tiêu lớn, rất khó thực hiện. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc XĐ -GN, tạo sự chuyển biến nhanh, mạnh mẽ về đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, tiến tới giảm nghèo bền vững. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho công tác XĐ -GN. Phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn vay, hỗ trợ. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân...

 

 

                                                                           Linh Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục