Lãnh đạo UBND xã Bao La (Mai Châu) kiểm tra dự trữ thức ăn gia súc tại hộ chăn nuôi xóm Báo.

Lãnh đạo UBND xã Bao La (Mai Châu) kiểm tra dự trữ thức ăn gia súc tại hộ chăn nuôi xóm Báo.

(HBĐT) - Tình trạng chăn thả gia súc tự do khá phổ biến ở những xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Mai Châu như Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Hang Kia, Pà Cò... nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Vào tháng 10 vừa qua, tại xóm Dân Tiến và xóm Báo của xã Bao La đã phát hiện ổ dịch LMLM với 9 con trâu, bò mắc. Vụ rét 2013 - 2014, toàn huyện có hàng chục con trâu, bò thiệt hại nhưng hầu hết không được hưởng hỗ trợ do người chăn nuôi không áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc.

 

Tổng số hộ chăn nuôi gia súc theo thống kê của Trạm thú y huyện có trên 4.600 hộ, trong đó, 70% số hộ có chuồng nuôi bán kiên cố, 30% số hộ không làm chuồng nuôi hoặc chuồng che chắn sơ sài. Vụ đông này, các hộ cơ bản đã chủ động dự trữ rơm sau thu hoạch vụ mùa bằng cách phơi khô dự trữ trên gác chuồng nuôi, tuy nhiên, số cây rơm dự trữ ít, không đủ cung cấp thức ăn cho gia súc. Diện tích trồng cỏ ước tính khoảng 15 ha, tập trung chủ yếu ở một số xã dọc tuyến QL15 như Tòng Đậu, Chiềng Châu, Mai Hạ, Vạn Mai, còn các xã vùng sâu, xa, nguồn thức ăn cho gia súc dựa vào bãi chăn thả, nguồn cỏ tự nhiên là chính, chưa có quy hoạch diện tích trồng cỏ cụ thể. Đây cũng là trở ngại trong phòng, chống đói, rét, dịch bệnh, bảo vệ và phát triển chăn nuôi.

 

Đồng chí Hà Thanh Hòa, Chủ tịch UBND xã Bao La chia sẻ: Do điều kiện chăn nuôi ở các xóm không có nhiều ruộng, bãi nên hàng ngày, các hộ phải đưa trâu, bò đi kiếm ăn tại các thung, đồi theo hình thức chăn thả tự do. Đưa chúng tôi đến tìm hiểu tại các hộ chăn nuôi gia súc xóm Báo, hầu hết chuồng trại đều trống trâu, bò, nhiều chuồng trại không được che chắn và vấn đề vệ sinh môi trường khu vực chuồng nuôi không đảm bảo. Với đặc thù thiếu chủ động về nguồn thức ăn dự trữ, hình thức chăn thả trâu, bò được áp dụng gần như quanh năm. Tại nơi có ổ dịch LMLM gia súc, đàn trâu, bò mắc bệnh cũng được phát hiện tại khu vực chăn thả tự do, gây khó khăn cho khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 

Để từng bước chuyển biến nhận thức, ý thức hộ chăn nuôi, phòng NN & PTNT, Trạm thú y huyện đã phối hợp với Đài TT-TH huyện xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền phòng - chống dịch bệnh, đói, rét trên đàn gia súc, gia cầm. Các xã, thị trấn thông tin trên các phương tiện loa, đài về công tác phòng - chống dịch bệnh đói, rét, thông báo các đợt tổng khử trùng, tiêu độc nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết, dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi. Đồng thời, chủ động phân công cán bộ thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ chăn nuôi tiếp tục dự trữ thức ăn thô, xanh, tinh, củng cố, che chắn chuồng trại trong những ngày rét đậm, rét hại. Đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục Phó Chi cục Thú y cho rằng cần tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, trước hết là tăng cường tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu những nguy cơ về dịch bệnh, tình trạng trâu, bò chết rét, chết đói nếu chăn thả tự do mà không có sự quản lý, chăm sóc.

 

Tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể huy động nguồn nhân lực tại chỗ bám sát địa bàn, khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng, chống, cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu ở địa phương thông tin kịp thời trên loa, đài để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động. Các cơ quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, không khuyến khích chăn thả tự do. Đặc biệt lưu ý không hỗ trợ với gia súc bị chết đói, chết rét khi chủ nuôi không thực hiện nghiêm các biện pháp đã tuyên truyền, hướng dẫn, cụ thể là không che chắn chuồng trại, không có hệ thống sưởi ấm cho gia súc, nhất là bê, nghé; chăn thả tự do ngoài đồng, qua đêm trên rừng mà không đưa gia súc về chuồng trại, lán tạm quản lý khi nhiệt độ dưới 12 độ C. Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét trên địa bàn do những nguyên nhân chủ quan và chưa chỉ đạo quyết liệt các biện pháp trên.

 

        

                                                                              Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục