Người lao động đến tìm thông tin học nghề, việc làm tại Sàn giao dịch việc làm huyện Kim Bôi, năm 2014.

Người lao động đến tìm thông tin học nghề, việc làm tại Sàn giao dịch việc làm huyện Kim Bôi, năm 2014.

(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) khi trao đổi về công tác giải quyết việc làm trong năm 2014. Trong năm, tình hình lạm phát được kiềm chế, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động với nhiều đơn hàng giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nông dân được mùa, được giá đã thúc đẩy việc làm tại chỗ trên địa bàn.

 

Là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây, Lương Sơn được xác định là huyện công nghiệp, vùng động lực phát triển KT -XH của tỉnh. Huyện có 56.000 người trong độ tuổi lao động, trên 40% lao động qua đào tạo. Vấn đề đặt ra của huyện là số lao động ở khu vực nông thôn cần giải quyết việc làm mới ngày một tăng cao do phải chuyển đối đất canh tác nông nghiệp cho sản xuất công nghiệp. Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp tổ chức thực hiện của các ngành, đoàn thể. Trong năm, huyện đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các chương trình phát triển KT -XH, xuất khẩu lao động; cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm. Theo đó, huyện ước giải quyết việc làm mới cho 2.550 lao động, đạt 102% kế hoạch.

 

Hàng năm, trên cơ sở điều tra cập nhật thông tin về cung - cầu lao động, tỉnh xây dựng kế hoạch về dạy nghề, giải quyết việc làm phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương. Ngay từ đầu năm 2014, tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ về việc tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, các doanh nghiệp như: Công ty TNHH HNT Vina (KCN Lương Sơn) tuyển được 80 lao động; Công ty TNHH Bandai Việt Nam tuyển trên 60 lao động; Công ty Sankoh Việt Nam - chi nhánh Lạc Sơn tuyển được trên 200 lao động. Để đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động có tay nghề, Công ty CP Du lịch Hoà Bình sau khi tái cơ cấu đã tuyển dụng được 40 lao động kỹ thuật. Công ty TNHH GGS Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) kết hợp với các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và thành phố Hoà Bình mở 4 lớp dạy may với gần 150 học viên tham gia. Sau khi học nghề, các học viên được nhận vào làm việc, nâng tổng số lao động được tuyển dụng mới của Công ty GGS lên 1.100 người. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi toạ đàm, thảo luận tại các trường THPT, huyện đông dân cư giữa thanh niên và doanh nghiệp tuyển dụng với chủ đề “Thanh niên - việc làm - lập nghiệp”. Năm 2014, toàn tỉnh đã tổ chức được 4 Sàn giao dịch việc làm tại các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi và Lạc Sơn. Việc tổ chức sàn giao dịch được đổi mới mở tại các cụm xã thu hút đông đảo người lao động tham gia. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch việc làm huyện Tân Lạc được tổ chức tại xã Lỗ Sơn đã thu hút gần 900 lao động và đã tuyển được 164 lao động ngay tại Sàn.

 

Tuy nhiên, đối với tỉnh ta, giải quyết việc làm tại chỗ vẫn là chính, chiếm tới 70% tổng số việc làm mới. Với phương châm “Ly nông bất ly hương”, thông qua các chương trình phát triển KT -XH, KN-KL đã phổ biến, chuyển giao KH -KT cho người lao động ứng dụng vào phát triển sản xuất. Trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động như: Xã Đông Lai (Tân Lạc) phát triển trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh. Huyện Cao Phong phát triển trồng cam, mía giải quyết việc làm cho lao động vùng lân cận...

 

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, năm 2014, theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu số lao động có việc làm tăng thêm là 15.600 người. Theo thống kê của ngành LĐ -TB&XH, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm mới cho 15.800 người, đạt 101,3% kế hoạch. Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, vấn đề quan trọng nhất của giải quyết việc làm hướng tới là nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, chất lượng của đội ngũ lao động. Để thực hiện điều này, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động theo hướng thị trường cần. Định hướng cho người lao động học nghề điện, điện tử, cơ khí, may công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng số lượng lớn. Quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ gắn với định hướng phát triển KT -XH của địa phương...

 

 

 

                                     Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục