Toàn tỉnh hiện có 40 cơ sở đào tạo nghề, mỗi năm đào tạo cho gần 5.000 lao động nông thôn. Ảnh: Học viên trường Cao đẳng nghề Hòa Bình thực hành sửa chữa xe máy.

Toàn tỉnh hiện có 40 cơ sở đào tạo nghề, mỗi năm đào tạo cho gần 5.000 lao động nông thôn. Ảnh: Học viên trường Cao đẳng nghề Hòa Bình thực hành sửa chữa xe máy.

(HBĐT) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.000 nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, nấu rượu, sản xuất gỗ lũa, đá cảnh... Trong thời gian gần đây, các địa phương trong tỉnh đã khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề như: nuôi ong, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến các món ăn dân tộc, chế biến nông, lâm, thủy sản... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

Theo tổng hợp của ngành NN&PTNT, toàn tỉnh có 20.612 cơ sở tham gia sản xuất ngành nghề nông thôn. Trong đó, các cơ sở làm xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 64,75%. Số cơ sở làm nghề chế biến, bảo quản nông - lâm - thuỷ sản cũng chiếm tỷ lệ cao với 22,3%. Số cơ sở tham gia sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây - tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ chiếm 7,91%. Còn lại là các cơ sở xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; đào tạo, tư vấn, kinh doanh... Tổng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn của tỉnh năm 2014 đạt trên 1.400 tỷ đồng (theo giá thực tế). Giá trị sản xuất của các ngành thuộc nhóm dịch vụ xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (58,5%), tiếp theo là các ngành thuộc nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây - tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ (19,02%). Nhóm ngành chế biến bảo quản nông - lâm - thuỷ sản xếp thứ 3 với tỷ trọng 13,59%. Còn lại là các ngành thuộc nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.  

Ngành nghề nông thôn của tỉnh đang từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các loại sản phẩm mới có chất lượng cao, được định hướng đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, áp dụng KH-KT công nghệ, có đầu tư về máy móc hỗ trợ sản xuất nên nhiều sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, không chỉ phục vụ thị trường trong vùng mà còn chiếm lĩnh được các thị trường rộng lớn trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng tỉnh, các ngành nghề, cơ sở sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn: thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề người lao động chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng... 

Theo đề án khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, mục tiêu đặt ra đối với nhóm ngành nghề chế biến bảo quản nông - lâm - thuỷ sản, năm 2015 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất 14%/năm và 10%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đối với sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây - tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất đạt 14%/năm và 9,%/năm giai đoạn 2016-2020. Xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất đạt 12%/năm và 8%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất 31%/năm và 14%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

Nhằm đạt mục tiêu đề ra, trong năm 2015, tỉnh ta dự kiến đào tạo nghề cho khoảng 4 nghìn lao động ngành nghề nông thôn và giai đoạn 2016 - 2020 trung bình mỗi năm đào tạo khoảng 5 nghìn lao động. Đến năm 2020 giải quyết được khoảng 85,3 nghìn lao động làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn. Theo đánh giá của Chi cục phát triển nông nghiệp (Sở NN&PTNT), những sản phẩm ngành nghề của tỉnh có thể tham gia xuất khẩu gồm có hàng thổ cẩm, chè shan tuyết, mây - tre đan, thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên gỗ rừng trồng, các loại lâm sản ngoài gỗ, tỉnh ta có khả năng du nhập và phát triển thêm các nghề mới phục vụ xuất khẩu như làm đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, ván ghép thanh các loại, than tre, giấy thủ công Thị trường xuất khẩu sản phẩm ngành nghề khá rộng lớn, tuy nhiên, với các sản phẩm ngành nghề hiện có, tỉnh định hướng vào hàng chất lượng cao phục vụ các thị trường có giá cả tốt như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu âu Để khuyến khích phát triển nghề truyền thống ở nông thôn, ngành NN&PTNT đề ra giải pháp là tập trung liên kết các ngành nghề, làng nghề để tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ; hỗ trợ đào tạo về mỹ thuật, đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của địa phương như: vải lanh, thổ cẩm, mật ong, rượu cần Hòa Bình nhằm có cơ sở pháp lý được Nhà nước công nhận và bảo hộ nhãn hiệu. Đặc biệt là hỗ trợ bằng tiền gần 50 triệu đồng/lần, sau khi các cơ sở nghề truyền thống làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận; hỗ trợ các cơ sở tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ. Tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cường xuất khẩu.

 

 

                                                                      Ngọc Vinh

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục