Xã vùng cao Lũng Vân (Tân Lạc) bước vào sản xuất vụ chiêm - xuân sớm hơn so với các xã vùng thấp.

Xã vùng cao Lũng Vân (Tân Lạc) bước vào sản xuất vụ chiêm - xuân sớm hơn so với các xã vùng thấp.

(HBĐT) - Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 1/2, nông dân huyện Tân Lạc sẽ xuống đồng vào vụ sản xuất chiêm - xuân. Vì vậy, đến thời điểm này, lượng mạ gieo, các loại vật tư, phân bón đã được bà con chủ động chuẩn bị. Riêng với 5 xã vùng cao gồm: Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng Vân, Quyết Chiến, Ngổ Luông đã cấy sớm do đặc thù vùng lạnh và giống lúa trồng là giống lúa Đài Bắc có thời gian sinh trưởng kéo dài.

 

So với vụ chiêm - xuân trước, diện tích gieo trồng toàn huyện được mở rộng với tổng diện tích toàn vụ 8.520 ha, trong đó, cây chủ lực là 1.800 ha lúa, 2.500 ha ngô. Nhân dân các xã, thị trấn tích cực làm đất và trồng cây màu đảm bảo khung thời vụ. Đến thời điểm này, các xã, thị trấn đã gieo 30 tấn mạ, chủ yếu là các giống lúa địa phương, diện tích làm đất lúa đợt 1 đạt trên 50% tổng diện tích, diện tích ngô đã làm đất đạt 30%, trồng được 5 ha bí xanh ở khu vực thị trấn Mường Khến. Ngoài ra, diện tích mía đang được chăm sóc gốc và trồng mới với diện tích đã trồng ước đạt 420 ha. Một số cây màu khác đang tiếp tục làm đất và trồng.

 

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Phó phòng NN & PTNT huyện cho biết: Vụ chiêm - xuân là vụ sản xuất chính, đóng góp lớn vào tổng sản lượng lương thực của cả năm. Chính vì vậy, UBND huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt và yêu cầu các cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn chuẩn bị mọi điều kiện, có kế hoạch, phương án sản xuất cụ thể. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, vận động nhân dân mở rộng tối đa diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng, chủ động chuyển đổi các diện tích chân ruộng 1 vụ nguy cơ bị hạn sang cây trồng khác, theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết và thực hiện các biện pháp phòng,  chống rét, ngâm ủ đúng cách, phòng trừ sâu bệnh cho mạ gieo. Cùng thời gian này, trạm BVTV đã thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện dự tính, dự báo sinh vật hại cây trồng, hướng dẫn nông dân xử lý giống lúa trước khi ngâm ủ.

 

Với sự chủ động về công tác thủy lợi, đơn vị khai thác công trình thủy lợi của huyện đã tăng cường phối hợp với xã, xóm tổ chức điều tiết nước tại các điểm đầu mối để đảm bảo sử dụng tiết kiệm nước và đủ nước tưới phục vụ sản xuất. Thông qua phát động chiến dịch đã huy động hàng nghìn ngày công nạo vét kênh mương, tham gia cải tạo hệ thống kênh mương dẫn nước. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra và điều tiết nước tại các hồ, đập phục vụ cho sản xuất, đảm bảo đủ nước cho nông dân làm đất, gieo cấy lúa xuân với lượng nước tại đa số các hồ, đập đạt dung tích chứa từ 70 - 90%.

 

Thời gian chuẩn bị cho sản xuất vụ chiêm - xuân năm nay gặp không ít bất lợi về thời tiết do đợt rét đậm kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của mạ. Để sản xuất toàn vụ giành thắng lợi, các xóm, KDC đã kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất tích cực chỉ đạo, hướng dẫn bà con thường xuyên kiểm tra diện tích mạ đã gieo, gieo mạ dự phòng và chăm sóc đảm bảo đủ lượng và chất để khắc phục khi cần thiết. Các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo nhân lực, máy móc để lấy nước đổ ải, quản lý chặt nguồn nước với phương châm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, không để rò rỉ hoặc để mất nước. Bà con cũng khẩn trương thu hoạch diện tích rau, màu vụ đông đến kỳ để chuẩn bị cấy lúa xuân. Với lịch thời vụ cấy lúa được xây dựng sẽ kéo dài đến ngày 28/2, các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ làm đất, đổ ải, hướng dẫn che phủ nilon cho mạ và tuyên truyền chỉ cấy khi nhiệt độ trung bình từ 150C trở lên, phấn đấu hoàn thành cấy trong khung thời vụ đã chỉ đạo.

 

 

 

 

                                                                           Bùi Minh  

 

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục