Khách du lịch mua sản phẩm cơm lam tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi.

Khách du lịch mua sản phẩm cơm lam tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi.

(HBĐT) - Khi nhắc tới các món ăn đặc sản của Hòa Bình không thể không nhắc tới món ăn mang đậm hương vị đó là cơm lam. Cơm lam được người dân làm và bày bán nhiều tại các điểm du lịch như suối nước khoáng ở Kim Bôi, thung lũng Mai Châu... Hiện nay, cơm lam đã trở thành một món ăn đặc sản nổi tiếng được nhiều người biết đến. Để không bị lẫn với các loại cơm lam khác, món cơm lam Hòa Bình được người dân cẩn thận lựa chọn từng nguyên liệu và cách làm mang đặc trưng riêng.

 

Là người có nhiều năm làm cơm lam, bà Bùi Thị Thức ở thôn Mớ Đá, xã Hạ Bì (Kim Bôi) cho biết: Để làm nên món cơm lam đòi hỏi quy trình rất tỉ mỉ, cầu kỳ. Đầu tiên là phải chọn gạo, phải là gạo nếp nương mới có vị thơm ngon, sau đó ngâm 6 - 8 tiếng cho gạo mềm. Sau đó chọn ống nứa hoặc ống tre cái, có dóng dài, tươi không quá mỏng hoặc quá dày và những ống nứa, ống tre này sẽ được cắt thành từng ống nhỏ có chiều dài từ 25 - 30 cm. Gạo trộn với cùi dừa đã được thái sợi để hấp dẫn cũng như làm món cơm lam trở nên ngon và thơm hơn. Người dân nơi đây đã cải tiến thay nước suối bằng nước cốt dừa với một lượng vừa để người ăn cảm giác không bị ngấy và tăng thêm mùi thơm đậm đà của món ăn. Khi chuẩn bị cho gạo vào ống thì phải kê ống lên một hòn đá suối rồi mới cho gạo vào nén gạo thật chặt, khi cơm chín mới còn nguyên hình hạt gạo và không bị nát. Sau đó cho thêm một chút nước pha nước cốt dừa vào rồi nút ống cơm được làm bằng cây mía, lõi ngô hoặc lá chuối để cho có mùi thơm đặc trưng. Cuối cùng là công đoạn nướng ống cơm, trước tiên cho ống cơm vào lò nướng. Nướng khoảng 2 - 4 tiếng khi ngửi thấy mùi thơm tức là cơm đã chín. Điều thú vị, khi người thưởng thức cơm lam tách từng miếng nhỏ vỏ sao cho vẫn giữ được lớp màng bọc bên ngoài cơm, làm được như vậy cơm mới thực sự ngon, giữ được nguyên mùi vị. Cơm lam thường chấm với muối vừng, tuy nhiên cũng có thể ăn kèm với ruốc hoặc thịt gà, thịt lợn nướng, tùy thuộc vào khẩu vị  của mỗi người.

 

Món cơm lam Hòa Bình ngày nay đã được nhiều người biết đến. Đây cũng là món ăn đặc sản thôi thúc khách thăm quan du lịch đến với Hòa Bình để tìm hiểu về các nét văn hóa độc đáo và chiêm ngưỡng những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Điều có thể dễ nhận biết cơm lam Hòa Bình với các loại cơm lam ở các tỉnh miền núi khác đó chính là ống cơm lam thường nhỏ hơn và có mùi vị riêng. Sau khi thưởng thức món cơm lam ở Kim Bôi, ông Nguyễn Văn Lân, khách du lịch ở Hà Nội cho biết: Được thưởng thức cơm lam, tôi rất thích hương vị và mùi thơm đặc trưng của món ăn này. Những ống cơm lam của người Hòa Bình làm nhỏ nhắn vừa ăn, cộng thêm hương thơm của gạo nếp và nước cốt dừa, đôi khi lại ngửi thấy mùi của lá rừng khi những ống cơm lam được cuộn với lá chuối. Tôi thấy đây chính là sự khác biệt của cơm lam Hòa Bình mà ai đã từng thưởng thức nó đều muốn quay lại một lần nữa. Tôi cũng chọn cơm lam về làm quà để tặng gia đình và bạn bè.

 

Ngày nay, cơm lam Hòa Bình không còn làm một sản phẩm đơn thuần trong mỗi bữa ăn mà trở thành một sản phẩm du lịch, điều này sẽ tạo điều kiện để có thêm nguồn thu nhập cho bà con nơi đây. Theo lãnh đạo phòng VH -TT huyện Kim Bôi, nghề làm cơm lam đã có từ lâu đời, đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân, vì vậy, địa phương luôn tạo mọi điều kiện để người dân phát triển nghề để đưa những sản phẩm đặc sản nổi tiếng của Hòa Bình tới khách du lịch. Bên cạnh đó, địa phương đã phối hợp với một số công ty du lịch, nhà hàng tại địa bàn tỉnh cũng như các vùng lân cận để đặt hàng cơm lam, góp phần đưa sản phẩm cơm lam Hòa Bình ra nhiều thị trường lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển món ăn này. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng tích cực cử cán bộ đến các hộ gia đình để kiểm tra và hướng dẫn người dân làm cơm lam đảm bảo chất lượng sản phẩm, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.

 

Hiện nay, tại một số điểm du lịch nổi tiếng của Hòa Bình như suối nước khoáng Kim Bôi, thung lũng Mai Châu đều có rất nhiều sản phẩm cơm lam Hòa Bình. Nó đã trở thành sản phẩm làm quà, mang đi xa (picnic, lễ hội...) và cũng luôn hấp dẫn trong bữa cơm gia đình, cưới hỏi, sinh nhật. Với mong muốn xây dựng thương hiệu cơm lam Hòa Bình đang là mong ước của người dân cũng như là các cấp chính quyền ở đây để giúp cho sản phẩm ngày càng tiến xa hơn và được nhiều người biết đến hơn. Đồng nghĩa với việc người dân nơi đây sẽ cải thiện đời sống và góp phần phát triển nền kinh tế tại địa phương.

 

 

 

                                                                            Hoàng Huy

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục