Vườn hoa của gia đình bác Linh, chị Lâm ở xóm Nghĩa (thị trấn Vụ Bản-huyện Lạc Sơn) đã cho nguồn thu lớn, gấp 10 lần  lúa.

Vườn hoa của gia đình bác Linh, chị Lâm ở xóm Nghĩa (thị trấn Vụ Bản-huyện Lạc Sơn) đã cho nguồn thu lớn, gấp 10 lần lúa.

(HBĐT) - Cùng bác Bùi Văn Lương, trưởng xóm Nghĩa (thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) đến thăm mô hình trồng hoa của 2 gia đình bác Bùi Thị Linh và chị Bùi Thị Lâm ở đồng Dinh thấy được niềm vui của người trồng hoa trong mùa xuân này. Ngoài những luống hoa đã bán trước và trong dịp Tết Ất Mùi, những vạt hoa còn lại cũng đủ đem lại sắc màu rực rỡ trong ngày đầu năm. Chỉ là hoa cúc thôi nhưng hội tụ đủ các loại sắc màu xen kẽ nhau: trắng, vàng, tím…

 

Bác Bùi Thị Linh chia sẻ: Gia đình đã có 3 năm trồng hoa; vụ hoa năm nay, vườn hoa của 2 gia đình chúng tôi bán được giá. Với diện tích khoảng gần 2 sào (25.000 bông) cũng có nguồn thu khoảng 30-40 triệu đồng. Dịp Tết vừa rồi, thương lái, người mua lẻ trong vùng đến tại vườn để mua hoa. Số còn lại chúng tôi bán ở chợ thị trấn Vụ Bản. Sức mua của bà con mạnh nên việc tiêu thụ hoa cũng thuận lợi. Số ít còn lại, 2 gia đình thống nhất sẽ bán trong dịp rằm tháng giêng. Nói về nghề trồng hoa, bác trưởng xóm Nghĩa cho rằng, nghề này đã làm phong phú thêm chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi của đồng bào nơi đây (ngoài lúa, màu, chăn nuôi…). Cách đây 3 năm, dự án trồng hoa, cây cảnh của tỉnh (nay là dự án trồng hoa và cây ăn quả) đã được tỉnh, huyện triển khai mô hình điểm ở xóm Nghĩa, tạo cơ hội mới cho bà được tiếp cận với nghề mới. Cùng với các bước như xây dựng mô hình điểm, cải tạo đất trồng cho phù hợp với các loại hoa, đầu tư cây giống, dự án còn tạo điều kiện cho bà con được tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại một số tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên. Cán bộ khoa học đã đến cơ sở hướng dẫn bà con các quy trình kỹ thuật trồng hoa. Lần đầu tiên, cánh đồng xóm Nghĩa xuất hiện các loại hoa: lay-ơn, ly, huệ…(khoảng 5.000 gốc hoa). Bác Lương, một trong các hộ tham gia dự án khẳng định: Hoa phát triển tốt ở cánh đồng xóm Nghĩa. Năm đầu còn chệch choạc đôi chút, đến năm 2013, những hộ tham gia trồng hoa (được 7.000 gốc hoa) có thể thở phào yên tâm vì đã bước đầu chọn được giống hoa phù hợp với chất đất, có thể đầu tư mở rộng diện tích vì nhất là đầu ra bảo đảm (giá cả bán bình quân là 10.000 đồng/3 bông cúc). Chính điều này đã thôi thúc các gia đình như bác Linh, chị Lâm đầu tư, tìm tòi hơn trong đầu tư, thâm canh nhằm tìm được chìa khoá tốt nhất cho cho sản phẩm hoa đẹp cho thị trường (như độ lớn của cành, bông…). Để việc trồng hoa đạt chất lượng, thành viên các gia đình đều chú tâm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi; khai thác tiện ích của In-tơ-nét để xem kinh nghiệm, cách làm ở các nơi như Hà Nội, Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Ninh…Thời điểm nào cần vun xới, che lưới; thời kỳ nào cần tỉa bỏ hoa, bớt nụ để bông hoa to hơn, mập hơn…đều được các thành viên chia sẻ, chỉ dẫn cho nhau. Bác Lương cho rằng, nhìn người trồng hoa chăm tưới cho hoa có vẻ thanh nhàn nhưng không hẳn như vậy mà mỗi người cần sự chăm chút, tỷ mỷ, kỹ lưỡng ở từng công đoạn. 2 năm trồng hoa, tôi nhận thấy rằng: nếu làm tốt nghề này có thể đem lại nguồn thu gấp 10 lần lúa. Thực tế từ gia đình tôi và 12 luống hoa của gia đình bác Linh, chị Lâm có thể chỉ ra điều đó. Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi quan tâm là ngoài các giống cúc (tạo nên sự ổn định trong phát triển và đầu ra), chúng tôi mong muốn ngành chức năng tiếp tục thử nghiệm để trồng thành công các loại giống hoa khác có giá trị kinh tế cao hơn…Từ những mô hình trồng hoa đã góp phần để cuộc sống đồng bào Mường ở xóm Nghĩa thêm khởi sắc khi mức thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm (2014). Xóm có nhà văn hoá, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã có sự cải thiện đáng kể. Hiện nay, cả xóm chỉ còn 1/90 hộ nghèo. Cuộc sống xuân sắc bừng thức từ mỗi cánh đồng lúa, ngô, ruộng hoa của các hộ dân nơi đây.

 

 

                                                                        

 

                                                                         Bùi Huy

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục