Cơ sở sản xuất chổi chít ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thu hút hơn 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng /người/tháng.

Cơ sở sản xuất chổi chít ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thu hút hơn 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng /người/tháng.

(HBĐT) - Trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp về Kỳ Sơn - mảnh đất anh dũng, kiên cường trong thời kỳ kháng chiến. Nơi đây, trong chiến tranh, quân và dân toàn huyện đã chiến đấu quên mình góp phần giành, giữ độc lập của dân tộc.

 

Đặc biệt, qua 10 năm (1965-1975) với tinh thần tất cả để chiến thắng quân thù, toàn huyện đã động viên 2.926 thanh niên nam, nữ lên đường đi chiến đấu trên mọi chiến trường, chiếm 18% lao động trong toàn huyện, gấp 6 lần huy động trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), gấp 13 lần trong những năm thực hiện nghĩa vụ quân sự (1955-1964). Trong kháng chiến chống Mỹ, 604 người con của huyện đã ngã xuống, 305 người trở về mang trong mình vết thương chiến tranh. Phát huy truyền thống anh hùng, Kỳ Sơn hôm nay đang từng ngày đổi mới. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, mảnh đất cửa ngõ TPHB đổi thay rõ nét trên con đường xây dựng, phát triển.

 

Trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Kỳ Sơn là địa bàn được quy hoạch thuộc vùng trung tâm phát triển kinh tế, nằm trong chuỗi phát triển vùng đô thị công nghiệp TPHB - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL6 và đường Hoà Lạc - TPHB liên kết với Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện hình thành 2 KCN là Yên Quang và Mông Hóa. Trong đó, KCN Yên Quang (địa điểm tại xã Yên Quang) có quy mô diện tích trên 200 ha, hiện đang trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng. KCN Mông Hóa (địa điểm tại xã Mông Hoá) có diện tích 235,86 ha, cơ bản hoàn thành đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, hiện thu hút 10 - 15 DN hoạt động SX -KD các lĩnh vực: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng... Tuyến đường Hòa Lạc - TPHB đi qua huyện Kỳ Sơn dài 16, 3 km đang được huyện tập trung giải phóng mặt bằng, cơ bản hoàn thành công tác kiểm kê cho 4 xã có đường đi qua là Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa và Dân Hạ. Tại xã Yên Quang đã hoàn thiện xây dựng 3 khu tái định cư. Xã Mông Hóa đang hoàn thiện 1 khu tái định cư, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư tổ chức thi công.

 

Trong phát triển CN -TTCN- xây dựng, huyện chú trọng công tác thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng TTCN, ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp nguồn thu ngân sách huyện. Trong năm qua, tổng giá trị sản xuất các ngành CN -TTCN-XD đạt 590 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm, phấn đấu năm 2015 đạt trên 997 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 36,84% cơ cấu kinh tế. 

 

Đồng chí Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm vừa qua, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cũng như nằm trong quy hoạch vùng động lực của tỉnh, huyện đã tập trung phát triển mạnh về lĩnh vực CN -TTCN. Ngoài ra, một số DN kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đã và đang từng bước nâng cao chất lượng, dịch vụ. Song song với đó, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập trung chủ yếu ở các xã vùng hạ lưu sông Đà như Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững. Từ vụ xuân năm 2014, huyện triển khai thực hiện đề án xây dựng cánh đồng mẫu. Đây là đề án có vai trò quan trọng nhằm tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp của huyện, hướng tới nền sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả hơn. Trong giai đoạn đầu, đề án được thực hiện trên cây lúa, tạo kết quả tích cực như tăng năng suất lúa từ 50 - 55 tạ /ha lên bình quân 70 tạ /ha, giảm chi phí đầu vào, đem lợi nhuận tăng thêm so với ngoài mô hình từ 10-13 triệu đồng /ha/vụ, tăng thu nhập so với phương thức sản xuất cũ từ 2-3 lần... Dự kiến đến năm 2016, toàn huyện sẽ có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu được sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu. Từng bước hình thành lớp người nông dân thời đại mới, mạnh dạn thay đổi tư duy, nếp nghĩ, phương thức sản xuất cũ để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, an toàn.

 

                                                                            

 

                                                                               Thu Hà

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục