(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) của huyện Yên Thủy ước đạt 16,5%/năm (tỷ trọng chiếm 36%, tăng 1,24% so với năm 2010); ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng 13,8%/năm (tỷ trọng chiếm 26,25%); đáng lưu ý là loại hình dịch vụ ngoài quốc doanh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 15%. Ngành CN -XD và thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

 

Xác định đúng vai trò, tầm quan trọng ngành CN -XD và dịch vụ trong nền kinh tế, phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, huyện Yên Thủy đã quan tâm, xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể, phù hợp nhằm khuyến khích, kêu gọi đầu tư của DN trong và ngoài huyện. Việc quy hoạch các khu, cụm CN -TTCN được ngành chức năng xác định vị trí, quy mô; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Nổi bật trong giai đoạn 2010 - 2015 đã thu hút được 1 nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư hạ tầng tại KCN Lạc Thịnh với tổng diện tích quy hoạch 220 ha, đến nay đã giải phóng mặt bằng được trên 50%. Chủ đầu tư đã đền bù gần 37 ha và bước đầu xây dựng được một số cơ sở hạ tầng của KCN. Dự kiến đầu năm 2016, KCN Lạc Thịnh sẽ khởi công xây dựng Nhà máy bia Tiệp với tổng vốn đầu tư khoảng 87, 6 triệu USD, công suất 190 nghìn lít /năm. Bên cạnh đó, huyện đã thu hút các DN vào đầu tư sản xuất trong lĩnh vực chế biến gỗ, khai thác đá... Thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để DN đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong nhiệm kỳ, đã có 2 DN hoàn thành việc đầu tư phát triển sản xuất đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng là Nhà máy Xi măng X18 (xã Ngọc Lương) và Nhà máy Vinafor Tân An (xã Lạc Thịnh).

 

Bên cạnh đó, các loại dịch vụ, TTCN, cá thể không ngừng gia tăng về số lượng và ngành nghề. Đến nay, toàn huyện có 9 DN, 4 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, phân phối điện nước với khoảng hơn 2.000 hộ kinh doanh dịch vụ, 523 cơ sở cá thể TTCN (tăng 15,5% DN, cơ sở kinh doanh so với năm 2010) đang hoạt động đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT -XH của huyện theo hướng CN -DV. Hiện nay, nhiều cơ sở TTCN vừa và nhỏ đang tổ chức SX -KD có hiệu quả. Một số DN tích cực đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm  chất lượng cao, sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

 

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, CN-XD chiếm tỷ trọng 37,79%, dịch vụ chiếm 30,38%, huyện đang tập trung vào một số giải pháp như: tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển các cụm sản xuất TTCN; thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho SX -KD. Đồng thời tập trung mở rộng công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương; từng bước hình thành các điểm sản xuất TTCN tập trung tại các xã, thị trấn theo quy hoạch XDNTM và quy hoạch phát triển KT -XH của địa phương, trước hết là ưu tiên khu vực thị trấn Hàng Trạm.

 

 

 

                                                                                 Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục