Hồ Hòa Bình được đánh giá là 1/12 điểm có tiềm năng phát triển du lịch Quốc gia.

Hồ Hòa Bình được đánh giá là 1/12 điểm có tiềm năng phát triển du lịch Quốc gia.

(HBĐT) - Nhìn nhận thẳng vào những yếu kém, hạn chế trong hoạt động để có định hướng và giải pháp đúng đắn khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững là những bước đi đang được tỉnh ta khẩn trương triển khai, chắc chắn sẽ tạo “Cú huých” thay đổi về chất cho du lịch Hòa Bình trong quá trình hội nhập trong những năm tới - Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL Lưu Huy Linh chia sẻ.

 

Sản phẩm du lịch chưa kéo dài thời gian giữ chân du khách

 

Không thể phủ nhận thiên nhiên, văn hóa, con người Hòa Bình là tiềm năng, tài nguyên du lịch lớn và độc đáo. Nhưng tiềm năng vẫn chưa đủ giữ chân du khách dài ngày và chưa mang lại giá trị lớn chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Cơ quan chuyên môn đã chỉ ra nhiều yếu kém có thể nhìn nhận trong hoạt động phát triển du lịch. Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL Lưu Huy Linh cho rằng, nói chung, du lịch Hòa Bình phát triển tự phát, ít chuyên nghiệp. Đây là thực trạng do lịch sử để lại. Thời trước, có tư tưởng làm du lịch dễ, đơn giản, có phong trào người người làm du lịch. Nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản cũng tham gia làm du lịch, trong khi đó, trình độ, năng lực, khả năng quản trị còn yếu kém, chưa có định hướng, chiến lược rõ nét và bài bản. Các sản phẩm  du lịch chưa đủ hấp dẫn du khách. Ví dụ Cửu Thác Tú Sơn đầu tư số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng nhưng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng nhu cầu du khách. Vẫn chỉ là đốt lửa trại, thăm quan, ngắm cảnh, chất lượng dịch vụ không hấp dẫn. Hồ Hòa Bình đẹp và mộng mơ. Lượng khách hàng năm, đặc biệt mùa lễ hội đến Đền Bờ rất đông nhưng thu nhập đem lại không cao bởi chủ yếu khách đến hành hương, tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng và chỉ ăn một bữa rồi về, giá trị chi tiêu của du khách rất thấp.

 

Toàn tỉnh có 346 cơ sở lưu trú, nhà nghỉ cộng đồng, số lượng này không phải ít nhưng đến nay mới chỉ có sân gôn Phượng Hoàng và Vresort Vĩnh Tiến (Kim Bôi) là đạt tiêu chuẩn 3 sao, đáp ứng nhu cầu khách chất lượng cao. Nhu cầu của khách du lịch tại phần lớn các tour, tuyến lữ hành đòi hòi bắt buộc phải ở cơ sở lưu trú có chất lượng, đạt tiêu chuẩn 3 sao.  Chất lượng du lịch, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Các điểm, tuyến du lịch chưa khai thác được lợi thế, các sản phẩm đặc thù để cải thiện đời sống người dân. Ngoài ra các sản phẩm nông nghiệp của bà con tại các điểm du lịch cũng chưa được chú trọng. Cùng với những hạn chế trên, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa được nhiều. Công tác xúc tiến đầu tư hạn chế, cơ chế, chính sách đầu tư vào du lịch chưa đồng bộ... Ngoài ra, kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện cũng còn nhiều khó khăn, tạo sự ngại ngần cho du khách đến với các điểm du lịch Hòa Bình.

 

 “Cú huých” thay đổi về chất cho du lịch Hòa Bình

 

Những yếu kém trong hoạt động du lịch đã được tỉnh nhìn nhận xác đáng và thực chất. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương triển khai những giải pháp căn cơ phát triển du lịch. Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2030, đang triển khai các bước lập quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và Mai Châu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước đi đúng đắn để khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong những năm tới. Hiện cơ quan chuyên môn đang phối hợp khẩn trương lập các quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 cho Khu du lịch hồ Hòa Bình, triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh. Trên cơ sở quy hoạch, các địa phương điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch chung làm cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch.

 

Các sở, ngành chức năng khẩn trương rà soát các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, kiên quyết đề xuất chấm dứt các dự án không triển khai theo quy định pháp luật; đề xuất giải pháp cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có năng lực và tiềm lực tài chính đầu tư vào lĩnh vực du lịch theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là khu vực lòng hồ và huyện Mai Châu, bảo đảm tính bền vững. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực và năng lực quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng các sản phẩm du lịch, bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của du lịch Hòa Bình. Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương lồng ghép, huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, chú trọng đầu tư giao thông, điện. Tăng cường công tác QLNN về du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch bảo đảm an toàn cho khách du lịch đến với Hòa Bình. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch, chú trọng tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá về du lịch, tham gia hiệu quả các chương trình xúc tiến du lich khu vực và toàn quốc. Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý, các doanh nghiệp hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch. Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa đặc trưng Hòa Bình, xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo và có sức hấp dẫn phục vụ nhu cầu khách thăm quan.

 

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục