Công tác dạy nghề giúp người dân xóm Mận, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) phát triển nghề mây - giang đan, tăng thu nhập, ổn định đời sống.
(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhờ tăng cường các giải pháp thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Lạc Sơn đạt 11,76%, cao hơn 0,42% so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 41,5%, CN-TTCN - XD chiếm 27,5%, thương mại - dịch vụ chiếm 31%.
Để đạt được kết quả đó, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành tập trung tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư. Thực hiện tốt công tác cải cách TTHC, tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các dự án SX -KD trên địa bàn, tập trung vào những ngành huyện có lợi thế như: chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên khoáng sản ngày càng hiệu quả, đã tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), phân bố hợp lý quỹ đất cho các mục tiêu phát triển KT -XH của huyện. Công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư cho các dự án được thực hiện đúng quy định, bàn giao mặt bằng cho các công trình, dự án đúng tiến độ, tổng diện tích thu hồi 39, 53 ha cho các công trình, dự án. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại khu Đầm Đuống (xã Tân Mỹ), công suất chế biến từ 6.500 - 8.000 tấn / năm; lắp ráp linh kiện điện tử Sankoh Việt Nam (xã Xuất Hoá), thu hút khoảng 600 lao động địa phương. 2 nhà máy sản xuất gạch ngói cao cấp tại xã Liên Vũ, Ân Nghĩa được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất đạt 30 triệu viên / năm... đều hoạt động ổn định. Gần đây nhất, Công ty CP mía đường Hòa Bình bắt đầu di chuyển về địa bàn xã Tân Mỹ, mở ra hướng đi mới trong phát triển vùng mía nguyên liệu và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Một số nghề truyền thống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt, làng nghề dệt thổ cẩm xóm Lục (Yên Nghiệp) được thành lập tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Đến nay, toàn huyện có 75 DN hoạt động lĩnh vực CN -XD và thương mại, dịch vụ, tăng 17 dn so với đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, trên địa bàn có 2.582 hộ đăng ký kinh doanh về GT -VT, thương mại, dịch vụ, CN-TTCN, tăng 850 hộ so với đầu nhiệm kỳ. DN và hộ kinh doanh phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu NSNN. Ngoài ra, trên địa bàn hiện có 13 HTX nông nghiệp, vật liệu xây dựng, dịch vụ điện năng đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, năm 2015, giá trị sản xuất CN - TTCN - XD ước đạt 1.099 tỷ đồng.
Những kết quả đạt được là cơ sở vững chắc để huyện Lạc Sơn phấn đấu trong nhiệm kỳ mới tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm, thu NSNN bình quân hàng năm tăng 17%, tổng mức đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt 700 tỷ đồng.
Đức Phượng
Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.
Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.
Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.