Phụ nữ xã Pà Cò (Mai Châu) làm quen với khung dệt mới được  hỗ trợ từ nguồn vốn của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam.

Phụ nữ xã Pà Cò (Mai Châu) làm quen với khung dệt mới được hỗ trợ từ nguồn vốn của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam.

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có bước phát triển khá, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao... Đó là cái nhìn toàn cảnh nhưng cũng hết sức chi tiết của lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ chính là chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS.

 

Trung tuần tháng 8, chúng tôi được góp mặt cùng đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh bàn giao khung dệt cho 40 hộ dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Những khung cửi này được đầu tư từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam giao cho Ban Dân tộc tỉnh thực hiện. Giá trị vật chất tuy không lớn nhưng theo đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò: Sự hỗ trợ này có ý nghĩa thiết thực đối với UBND xã Pà Cò, Hang Kia nói chung và 40 hộ  của 2 xã nói riêng. Bởi trên thực tế, nghề dệt thổ cẩm của bà con 2 xã hình thành và phát triển lâu đời, sản phẩm đã trở thành hàng hóa đưa tới cả Thủ đô Hà Nội. Nay được hỗ trợ giống, kỹ thuật để trồng cây lanh và khung dệt sẽ là cơ hội để các hộ có thêm phương tiện sản xuất, tạo việc làm cho con em, duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm của địa phương.

 

Đó là tiếng nói từ cơ sở, dẫu không thể đại diện cho tất cả chính quyền và người dân ở vùng có đông đồng bào DTTS của tỉnh nhưng phần nào đã thấy được sự  phấn khởi, trân trọng của người dân với  sự quan tâm, hỗ trợ chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Đinh Văn Dực, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Hiện, trên 73% cư dân sinh sống trên đất Hòa Bình là DTTS, vì vậy, công tác dân tộc luôn được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát từ tỉnh tới cơ sở. Với nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã nỗ lực để đảm bảo cho đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngay trong những ngày đầu năm 2015, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu, tổ chức đón đoàn công tác, trong đó có lãnh đạo của ủy ban Dân tộc đến thăm, làm việc, chúc tết và tặng quà đồng bào DTTS tại tỉnh; tổ chức cho đoàn công tác của Đại sứ quán Ailen đến làm việc tại huyện Kim Bôi và Mai Châu; kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình năm 2012-2015 tại huyện Tân Lạc. Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Điểm nhấn trong những tháng đầu năm là đã tổ chức đoàn đại biểu gồm các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ của 2 xã Hang Kia, Pà Cò đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về thực hiện nếp sống văn hóa mới tại tỉnh Yên Bái. Chuyến đi đã thành công khi các già làng, trưởng bản, người  uy tín ở 2 xã đã cam kết - gợi mở: sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã thực hiện tốt nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang. 

 

Việc thực hiện các dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS trong tỉnh được duy trì thường xuyên, đảm bảo về chất lượng, song năm nay có sự đổi mới theo hướng linh hoạt. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, nguồn vốn cho các xã vùng 135 được phân bổ trọn gói về từng huyện, UBND huyện có trách nhiệm lựa chọn các hạng mục đầu tư để đảm bảo yêu cầu phát triển KT-XH của cơ sở. Tuy nhiên phải đảm bảo thanh toán khối lượng và hoàn thành nốt các công trình dở dang từ năm 2013-2014, phần còn lại sẽ chi cho xây dựng các công trình mới. Việc hỗ trợ sản xuất (giống cây trồng, vật nuôi) cho nhân dân ở các xóm đặc biệt khó khăn cũng dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu của dân và đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển của tỉnh. Đến nay, những mô hình nuôi dê, bò, lợn, cá ở 36 xóm đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã có kết quả tốt. Điều đáng nói là đã tạo được sự liên kết nhóm giữa các hộ cùng chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, từ đó có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo khác cùng phát triển, vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.

 

                                                                              

 

                                                                                        Thúy Hằng

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục