Người dân xóm Tôm, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) góp sức làm đường giao thông nội đồng.

Người dân xóm Tôm, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) góp sức làm đường giao thông nội đồng.

(HBĐT) - Hợp Thịnh là xã đầu tiên của huyện Kỳ Sơn về đích trong chương trình xây dựng NTM. Để đạt được kết quả này “chìa khóa” của xã Hợp Thịnh là huy động hiệu quả sức dân trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM.

 

Sức dân đóng góp vào chương trình xây dựng NTM ở xã Hợp Thịnh được thể hiện rõ nét trong nỗ lực hiện thực hóa các tiêu chí xã NTM. Không chỉ tích cực tham gia đóng góp bằng vật chất và ngày công lao động, người dân xã Hợp Thịnh còn phát huy vai trò chủ thể bằng cách chủ động tham gia bàn bạc, thống nhất triển khai phương án thực hiện các công trình hạ tầng nông thôn mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đơn cử như việc tổ chức làm đường giao thông nội đồng ở xóm Tôm. Ngoài đóng góp về vật chất để thuê phương tiện vận chuyển vật liệu, 100% số hộ gia đình nơi đây đã cử người tham gia san lấp đất, đá làm đường, thậm chí có hộ gia đình 2 - 3 người cùng tham gia. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, con đường mới chạy bao quanh các chân ruộng của xóm đã thành hình. Từ con đường ven suối chỉ đủ rộng cho một người gánh lúa, nay đã được mở rộng đủ cho phương tiện xe máy đi lại chở vật tư nông nghiệp đến tận chân ruộng.

 

Khoát tay một vòng rộng về phía những cánh đồng thơm mùi lúa mới, đồng chí Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: Rồi đây, hệ thống giao thông nội đồng được mở bằng sức dân đến tận những chân ruộng xa nhất. Khi đó, sản xuất nông nghiệp của người dân xã Hợp Thịnh sẽ bước vào thời kỳ cơ giới hóa giải phóng sức lao động con người. Theo ông Chủ tịch UBND xã, tương lai đó không còn xa bởi thống kê đến thời điểm tháng 7/2015, xã Hợp Thịnh đã cải tạo, nâng cấp, cứng hóa được trên 70% đường trục chính nội đồng. Cũng bằng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm,  trong đó, chú trọng huy động sức dân, giờ đây, hệ thống giao thông, thủy lợi của xã Hợp Thịnh đã cơ bản đạt chuẩn theo tiêu chí NTM: 100% đường cấp xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; trên 60% đường trục thôn, xóm đã được cứng hóa; tỷ lệ đường ngõ xóm được cứng hóa đạt 73,7%; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt 73%; 59% kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa, hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho diện tích đất nông nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh.

 

Trong nỗ lực xây dựng NTM, thành quả đáng ghi nhận của xã Hợp Thịnh là sự xuất hiện đầy thuyết phục của các mô hình kinh tế gia trại với những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Có thể kể đến những hộ tiêu biểu như: hộ ông Nguyễn Văn Khuyên, hội viên chi hội CCB xóm Thông, tiêu biểu trong phát triển kinh tế với mô hình trồng cây phật thủ cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng /năm. Hộ anh Lê Văn Tưởng (xóm Tân Lập) với mô hình trồng ớt mỗi năm cho thu nhập trên 180 triệu đồng /ha. Hộ ông Trần Văn Lâm (xóm Tân Lập) và hộ ông Nguyễn Văn Toàn (xóm Trung Thành B) với mô hình trồng dưa chuột cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng /ha/vụ (3 tháng). Hộ anh Lê Văn Thuận (xóm Độc Lập) với mô hình làm chổi chít hàng năm cho thu  nhập cao và tạo việc làm cho 60 - 80 lao động, thu nhập ổn định 2,5 - 3 triệu đồng / người/tháng. Hộ Nguyễn Thị Quyên và Nguyễn Thị Nhu (xóm Tôm) với mô hình nuôi lợn cho thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng /năm... Cùng với những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, đời sống vật chất của người dân xã Hợp Thịnh ngày càng được cải thiện. Năm 2011, thu nhập bình quân 18.130.000 đồng /người/ năm, dự kiến năm 2015 đạt 28 triệu đồng /người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo từ 3,46% (năm 2011) nay giảm xuống 1,2% (năm 2014). Theo báo cáo của BCĐ 800 xã Hợp Thịnh, đến nay, xã đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM, tự tin “cán đích” trong  đợt I /2015.

 

 

Thu Trang

 

Các tin khác


Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục